Theo y học hiện đại, tình trạng sốt nhẹ về chiều do một số nhiều nguyên nhân sau:
- Các bệnh ở gan: Khi chức năng gan bị suy giảm, khả năng đào thải độc tố kém, các chất độc tích tụ trong cơ thể lâu ngày có thể gây nên tình trạng sốt về chiều.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu.
- Bệnh lao phổi có thể khiến người bệnh gặp trình trạng sốt về chiều
- Bệnh về máu với các triệu chứng như: thiếu máu, mệt mỏi, tê bì chân tay...
- Sốt về chiều do tác dụng phụ của thuốc.
Theo Đông y, sốt do nội thương là do âm dương mất cân bằng, khí huyết không điều hòa, hoặc chức năng của tạng phủ bị rối loạn gây nên.
Bệnh thường kéo dài, nói chung chỉ sốt nhẹ ít khi sốt cao; không sợ lạnh hoặc một số người có cảm giác lạnh, nhưng mặc thêm quần áo hoặc đắp chăn thì lại thấy nóng; có thể kèm theo đau đầu, sổ mũi, tứ chi uể oải, ngực bồn chồn…
Sốt nhẹ về chiều, Đông y gọi là sốt do nội thương.
Bài thuốc điều trị sốt nhẹ về chiều
- Biểu hiện của bệnh như: Sốt nhẹ về buổi chiều, nhức đầu, sợ lạnh, người nặng nề đau nhức, bĩ tức vùng ngực và thượng vị, không đói, không khát, da mặt hơi vàng nhợt, rêu lưỡi trắng nhớt. Mạch nhu hoãn.
- Dùng bài thuốc sau: Hoắc hương 8gam, bán hạ 10gam, bạch linh 12 gam, hạnh nhân 12gam, ý dĩ nhân 16gam, bạch đậu khấu 4gam, trư linh 6gam, đạm đậu sị 12gam, trạch tả 6gam, hậu phác 8gam.
- Cách sắc thuốc: Hạnh nhân bỏ vỏ, Hậu phác cạo bỏ vỏ, Đậu sị cho vào vải túm lại, Bán hạ chế. Mười vị trên + 1700ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Chia 3 phần uống trong ngày, uống khi thuốc đang ấm, nếu nguội cần hâm lại.
- Liều dùng: Sắc uống ngày 1 thang. Dùng liên tục 7-10 ngày là 1 liệu trình, nghỉ 3-5 ngày lại tiếp tục liệu trình khác tới khi khỏi bệnh.
- Phương giải bài thuốc:
+ Hoắc hương: Vị ngọt đắng, hơi cay, tính ấm, lợi về kinh phế, tỳ, vị; có tác dụng giải cảm, sát khuẩn, chống nôn, giảm đau. Chủ trị chứng sốt về chiều, hàn nhiệt, đau đầu, tức ngực, kiết lỵ, hơi thở hôi.
+ Bán hạ: Vị cay và tính ấm, lợi về phế, tỳ, vị; có tác dụng điều trị các chứng vị nhiệt buồn nôn, ho nhiều đờm, tiêu hóa kém, bụng đầy chướng. Trong y học hiện đại, tác dụng dược lý của bán hạ có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, làm lành vết thương, chống oxy hóa và chống trầm cảm.
+ Bạch linh: Vị ngọt, nhạt, tính bình lợi về kinh tỳ, tâm, thận và phế; có công dụng: An thần, kiện tỳ, lợi thủy, hòa vị, trừ thấp; chủ trị: Tỳ khí hư nhược, tiểu tiện khó, mất ngủ, đàm ẩm, nhịp tim nhanh, tiêu chảy, phù nề, chứng thấp nhiệt (viêm bàng quang, chướng bụng), yếu tim.
+ Hạnh nhân: Vị đắng, tính ôn, lợi vào kinh phế và đại trường; có tác dụng tuyên thông phế khí, trừ đàm, giảm ho, bình suyễn, nhuận tràng thông tiện.
Vị thuốc bán hạ điều trị các chứng vị nhiệt, sốt nhẹ về chiều.
+ Ý dĩ: Vị ngọt, tính hơi hàn, lợi vào kinh tỳ, thận, phế; có công dụng bổ tỳ, ích khí. Ý dĩ giúp cơ thể nhẹ nhàng, bồi bổ cơ thể.
+ Bạch đậu khấu: Vị cay, tính ấm, vào các kinh tỳ, vị, phế, có tác dụng hành khí, ấm dạ dày, trừ hàn, tiêu thực, chống nôn, chữa khó tiêu, tiêu chảy,...
+ Trư linh: Vị ngọt, nhạt mà đắng, khí bình không độc, quy vào kinh tỳ, bàng quang, thận mang đến công năng lợi niệu, bổ ấm chỉ khát, chủ trị các chứng sốt do nội thương, thủy thũng tiểu tiện ít.
+ Đạm đậu sị: Vị thuốc đặc biệt, được điều chế đặc biệt từ đậu đen lên men, có tính giải biểu, trừ phiền và được dùng trong nhiều trường hợp như: cảm mạo, sốt về chiều, buồn phiền trong người, hai chân lạnh nhức.
+ Trạch tả: Vị ngọt đắng, tính hàn, lợi về kinh thận, bàng quang; có công hiệu lợi thủy thẩm thấp, tả nhiệt, chữa tiểu tiện bất lợi, tiểu rắt, tiểu buốt, phù thũng, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, sốt nhẹ về chiều.
+ Hậu phác: Vị đắng, cay, tính ôn, không độc, vào 3 kinh tỳ, vị và đại trường, có công dụng khổ ôn trừ thấp nhiệt. Điều trị hàn nhiệt, toát mồ hôi, ngực đầy suyễn, sợ gió.
Các vị thuốc phối hợp với nhau có tác dụng trừ thấp nhiệt, sốt nhẹ về chiều, bệnh phát tác chậm, lại thường kéo dài, do đó người bệnh cần kiên trì, tuân thủ thời gian và liệu trình thuốc Đông y theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc trong quá trình điều trị.
Mời bạn xem thêm video:
Đau nhức xương khớp và một số bài thuốc Đông y đơn giản I SKĐS