Người bệnh thường có các biểu hiện: Sốt, sợ rét, đầu nặng, tay chân mệt mỏi, tức ngực, miệng nhạt, buồn nôn có khi nôn; Bụng sườn đầy tức, có khi tiêu chảy, rêu lưỡi dày nhớt, mạch nhu.
Tác dụng của hoắc hương
Trong y học cổ truyền hoắc hương vị ngọt đắng, hơi cay, tính ấm mùi thơm đặc trưng vào 3 kinh Phế, Tỳ, Vị; có tác dụng giải cảm, sát khuẩn, chống nôn, giảm đau. Chủ trị chứng cảm thử thấp, hàn nhiệt, đau đầu, tức ngực, kiết lỵ, hơi thở hôi.
Theo kết quả báo cáo của y học hiện đại trong hoắc hương với thành phần chủ yếu chứa tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn gây bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh đường tiêu hóa.
Bài thuốc hoắc hương chính khí gồm: Hoắc hương 12g, đại phúc bì 12g, phục linh 12g, bán hạ chế 12g, đại táo 12g, trần bì 6g, bạch chỉ 8g, tía tô 8g, hậu phác 8g, cát cánh 8g, sinh khương 4g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
Bột "Hoắc hương chính khí": Hoắc hương 15g, tía tô 10g, thương truật 8g, trần bì 5g, cam thảo 3g, đại táo 4 quả, phục linh 6g, hậu phác 3g. Uống mỗi lần 8g, ngày 3 lần
Hoắc hương cải thiện tỳ vị ăn không tiêu
Bài thuốc kinh nghiệm từ hoắc hương
Trị cảm nắng, tiêu hóa kém: Hoắc hương, trần bì mỗi vị 20g. Sắc uống.
Trị hôi miệng: Lá hoắc hương tươi hoặc khô rửa sạch. Sắc kỹ, xúc miệng hàng ngày
Trị đầy bụng, ăn không tiêu : Hoắc hương 12g, thạch xương bồ 12g, hoa đại 12g, vỏ bưởi đào (sao kỹ) 6g. Tất cả tán bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 2g với nước ấm trước bữa ăn. Ngày uống 3 lần.
Trị cảm nóng, sốt rét, đau bụng, tiêu chảy cấp : Hoắc hương 120g, hương phụ 100g, lá sung 120g, nam mộc hương 120g, ngũ gia bì 80g, lá gắm 80g, long đởm thảo 40g, bách thảo sương 40g, hạt cau 40g, thương truật 40g, can khương 10g.
Tất cả thái nhỏ, phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn, hoàn viên. Mỗi lần uống 3-5g. Dùng nước sắc gừng và hành để chiêu thuốc trị sốt rét cơn, cảm nóng lạnh; Hòa thuốc với nước cơm hoặc nước ấm trị đau bụng, tiêu chảy cấp ( Hải thượng Lãn Ông) .