Hà Nội

Bài thuốc giúp trị ho gà

08-11-2013 18:05 | Y học cổ truyền
google news

Chứng ho gà Đông y gọi là bách nhật khái, kinh khái (ho cơn), thiên háo, dịch khái, kê khái, lô từ khái, lộ ty khái... Bệnh phát vào mùa đông xuân (cuối mùa đông, đầu mùa xuân).

Chứng ho gà Đông y gọi là bách nhật khái, kinh khái (ho cơn), thiên háo, dịch khái, kê khái, lô từ khái, lộ ty khái... Bệnh phát vào mùa đông xuân (cuối mùa đông, đầu mùa xuân). Bệnh kéo dài ảnh hưởng đến phế khí, phế âm và sinh ra các biến chứng. Hiện nay, đa số trẻ nhỏ được tiêm chủng vaccin ho gà nên trong lâm sàng tương đối rất ít gặp.

Nguyên nhân do vi khuẩn Hemophillus Pestuisis gây nên. Đông y cho rằng do tà khí qua mũi, miệng vào phế, làm cho phế khí bị bế tắc không thông, phế nghịch lên gây ho. Bên trong có đờm nhiệt ẩn nấp sẵn ở phế, gây nên các cơn ho dữ dội.

Giai đoạn đầu

Thường do cảm nhiễm, phế hàn, kéo dài khoảng 7 - 10 ngày. Bệnh cảnh bao gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho liên tục, ngày nhẹ đêm nặng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù sác, chỉ tay phù, màu đỏ tía. Dùng 1 trong các phương sau:

Lá chanh non 15 lá, trà tàu 1 nhúm, vỏ quít 1/2 nhúm, củ sả lùi 5 lát, chanh giấy 1 quả. Sắc với 400ml nước còn 100ml. Chia làm 2 - 3 lần cho uống.

Tỏi 1 củ, giã giập, cho vào một cái tách, rót nước sôi vào, đậy kỹ 10 phút rồi lọc lấy nước uống. Cứ 2 giờ uống 1 thìa canh. Dưới 5 tuổi uống 1 thìa cà phê. Buổi tối không uống. Ban đêm, để dễ ngủ, khỏi ho: lấy tỏi hoặc gừng xắt lát mỏng, chà nhẹ dưới cổ.

Vỏ quýt già (trần bì), lá thuốc cứu, sao vàng, sắc uống.

Cá diếc, mổ bụng, rửa sạch, cho thêm đường, chưng cách thủy, ăn cả nước lẫn cái.

Bài thuốc giúp trị ho gà 1
 Cá diếc hấp cách thủy là món ăn rất tốt cho người bị ho gà giai đoạn đầu.

Giai đoạn ho cơn

Thường do đờm, phế nhiệt. Bệnh cảnh thường thấy sau khi mắc bệnh khoảng một tuần, ho càng ngày càng nặng, ho cơn, sau khi ho có tiếng rít, nôn ra đờm dãi, thức ăn. Thời kỳ này, nếu nhẹ thì mỗi ngày ho vài lần, nếu bệnh nặng ho mấy chục lần, ban đêm có thể ho nhiều hơn. Nếu ho nhiều quá có thể ho ra máu, xuất huyết dưới giác mạc, chảy máu cam, mi mắt nề, rêu lưỡi vàng hoặc vàng dày, khô, mạch hoạt sác.

Dùng 1 trong các phương sau:

Hoa khế, hoa đu đủ đực, lá dâu tằm ăn, lá rau trai đều 0,5kg, hoa mắc cỡ đỏ 2,3kg. Phơi cho tái, nấu với 2,5 lít nước còn 1 lít, lọc kỹ lấy nước trong, chưng cách thủy với đường khoảng 1 giờ thành xi rô cho uống.

Trẻ 1 - 3 tuổi uống 1 thìa cà phê, trẻ 4 - 6 tuổi: 2 thìa cà phê. 7 - 10 tuổi: 3 thìa cà phê, uống trước bữa ăn.

Nước củ cải trắng, thêm đường chưng lên cho uống.

Giai đoạn hồi phục

Phế khí hoặc phế âm hư. Bệnh cảnh biểu hiện chứng cơn ho giảm nhẹ dần, số lần ho ít hơn, tiếng rít giảm dần đến hết, cơn ho yếu, thở ngắn, dễ ra mồ hôi, khát, hâm hấp sốt, chất lưỡi đỏ, không rêu, chỉ tay xanh nhạt.

Bài thuốc: cát sâm 20g (sao vàng), thiên môn (sao), mạch môn (sao) đều 16g, bách bộ (sao), tang bạch bì căn (cạo vỏ ngoài, bỏ lõi, tẩm mật sao vàng) 12g. Sắc với 450ml nước còn 200ml. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 20 - 30ml vào lúc đói và trước khi đi ngủ.

BS. Hoàng Tuấn Linh


Ý kiến của bạn