Cảm mạo là một loại bệnh thường thấy, người lớn và trẻ em đều có thể nhiễm. Triệu chứng của bệnh là sợ rét, phát sốt, ho hen, ngạt mũi, sổ mũi. Bệnh này xảy ra ở các mùa tuy nhiên về Đông Xuân là nhiều nhất.
Bệnh là do sự xâm nhập của phong tà khi thời tiết thất thường, biểu hiện chung: sợ rét, phát sốt, ho hen, ngạt mũi, sổ mũi… thường đi kèm một số chứng trạng sau: không muốn ăn, bú kiêm nôn mửa, đại tiện bí hoặc tiêu chảy ra phân mùi chua khẳn, bụng nóng, đầy trướng, ngủ không yên; khi ngủ giật mình, nghiến răng, lẽ lưỡi, tay chân run…
Cảm mạo ở trẻ em khác ở người lớn ở điểm sau:
Trẻ em bị cảm mạo, do tỳ vị hư yếu, vận hóa kém nên ảnh hưởng đến tiêu hóa. Nếu tỳ vị của trẻ em bị bệnh, thể tạng vốn hư hại lại càng dễ cảm ngoại tà.
Trẻ em vốn thuần dương, khi cảm tả rất dễ chuyển hóa thành nhiệt, phế bị nhiệt tà bức bách, khí cơ bị trở trệ, không thể thông đạt được làm cho trẻ dễ bị suyễn thở.
Cách điều trị:
Điều trị cảm mạo người ta dùng thuốc tân ôn giải cơ hoặc tân lương giải cơ.
Bài thuốc Tân ôn giải cơ:
Bài 1: Thông sị thang
Hành 3 củ
Hương sị 4g
Nước 1 bát, sắc còn ½ bát, chia uống 2 lần
Bài 2: Hạnh tô ẩm
Bắc hạnh nhân 4g Cát cánh 4g
Tiền hồ 4g Tang bạch bì 8g
Chỉ xác 4g Mạch đông 6g
Tử tô 4g Quất hồng 3g
Hoàng cầm 6g Bối mẫu 6g
Cam thảo 4g
Bài thuốc tân lương giải cơ
Bài 1: Tang cúc ẩm
Tang diệp 10g Bạch hà 2g
Cúc hoa 4g Hạnh nhân 6g
Cát cánh 4g Kim ngân 4g
Liên kiều 6g Lô căn 8g
Kinh giới
Bài 2: Ngân kiều tán
Ngân hoa 40g Bạc hà 24g
Liêu kiều 20g Đậu sị 20g
Cát cánh 24g Kinh giới tuệ 16g
Trúc diệp 20g Ngưu bàng 24g
Cam thảo 20g
Các vị tán nhỏ, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 20g.
Theo VOV