Bài thuốc cổ phương 1500 tuổi trị hen phế quản, viêm phế quản

27-10-2020 20:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Nhiều bài thuốc quý của những danh y xưa đã được nghiên cứu và phục dựng thành công, đưa vào ứng dụng thực tế đem lại hiệu quả điều trị cao, trong đó có bài thuốc cổ phương “Tiểu thanh long thang”. Đây là một phương thuốc cổ được tìm thấy trong tập “Thương hàn luận” của Thánh y Trương Trọng Cảnh sống thời Đông Chu ở Trung Quốc cách đây hơn 1500 năm. Phương thuốc quý này đã được bào chế thành công dưới dạng thuốc thảo dược tiện sử dụng, được đánh giá cao và chỉ định cho người bệnh điều trị chứng háo suyễn.

Phương thuốc quý trị háo suyễn có lịch sử hơn nghìn năm tuổi

Trương Cơ tự Trọng Cảnh (Trương Trọng Cảnh) là thầy thuốc Trung Quốc sống thời Đông Hán. Ông được coi là một trong những nhân vật quan trọng của lịch sử Đông y vì những đóng góp mang tính hệ thống về cả lý luận và thực nghiệm. Tác phẩm tiêu biểu của ông, Thương hàn tạp bệnh luận tuy đã thất lạc trong giai đoạn Tam Quốc nhưng sau đó đã được tổng hợp lại thành hai tập sách Thương hàn luận và Kim quỹ yếu lược, đây là hai trong bốn bộ sách quan trọng của Đông y.

“Tiểu thanh long thang” là bài thuốc cổ phương được biết đến trong cuốn Thương hàn luận, gồm 8 vị thuốc được phối hợp hài hòa theo quy luật cổ phương: Quân, Thần, Tá, Sứ; chủ trị chứng háo suyễn. Bàn về chứng háo suyễn, TS.BS. Trần Thái Hà có chia sẻ: “Đông y có bàn luận sâu về hen phế quản, gọi là háo suyễn. Nguyên nhân có hai nhóm là yếu tố phía ngoài: Phong hàn, phong nhiệt. Bên trong: Chức năng của tạng tỳ làm rối loạn vận khí  ứ trệ sinh đờm, rối loạn chức năng phế thận gây nên khó thở. Thể hen hàn với biểu hiện chảy mũi, khó thở có thể điều trị bằng bài thuốc cổ phương như Tiểu Thanh Long Thang.

Sở dĩ bài thuốc cổ phương “Tiểu thanh long thang” hiệu quả đối với chứng háo suyễn là bởi sự phối hợp giữa công năng của các vị thuốc: Ma hoàng, quế chi, tế tân, bạch thược, ngũ vị tử, can khương, chích cam thảo, bán hạ chế. Trong đó ma hoàng phối hợp cùng với quế chi cùng làm quân có tác dụng làm cho ra mồ hôi để đẩy khí lạnh xâm phạm vào phế ra ngoài giúp cho chức năng tuyên phát của phế phục hồi trở lại, làm thông các khí quan của phế từ đó mà làm ngừng cơn háo suyễn. Hay có thể nói khi chức năng tuyên phát của Phế được phục hồi, tân dịch và khí huyết lại được phân bổ đến các cơ quan tạng phủ trong đó có các khí quan của phế như phế quản, khí quản giãn ra không còn bị co thắt nữa.

Tế tân, can khương phối hợp cùng làm Thần, có tác dụng làm ấm tạng Phế và làm loãng đàm ra giúp cho việc tống xuất đàm ra ngoài được dễ dàng hơn, đồng thời nhờ tác dụng làm ấm Phế mà giúp cho việc làm giãn phế - khí quản của 2 vị Quân được thực hiện dễ dàng hơn.

Bạch thược, ngũ vị tử, bán hạ cùng làm tá. Bạch thược phối hợp cùng quế chi có tác dụng tăng lượng huyết dịch, làm giãn các cơ trơn và dây chằng tại các phế quản và khí quản. Ngũ vị tử trong bài này có tác dụng thu liễm bớt phế khí lại giúp cho việc nạp khí của thận được dễ dàng hơn, đồng thời để đề phòng các vị thuốc làm ôn tán thái quá làm hao khí huyết và tân dịch. Bán hạ có tác dụng làm loãng đàm ra và tiêu bớt đàm đi giúp cho Phế nhẹ nhàng hơn trong việc dẫn khí đi xuống, từ đó mà giúp cho việc ngừng cơn háo suyễn được tốt hơn.

Chích cam thảo đóng vai trò là sứ, có công năng làm ấm Tạng tỳ và làm chậm lại dược tính của các vị thuốc, giúp cho các vị thuốc phối hợp với nhau được nhịp nhàng hơn.

Với chứng háo suyễn, bệnh lâu ngày gây tổn thương Phế - Tỳ - Thận; Nhờ công năng phối ngũ các vị thuốc hài hòa mà có thể làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh, nâng cao chức năng vận hóa của các Tạng, sức khỏe tổng thể được nâng cao.

Theo quan điểm của Đông y, hen phế quản, viêm phế quản mạn tính bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều thuộc chứng “háo suyễn”, và cách điều trị đều chung một nguyên tắc, tùy theo thể bệnh mà thầy thuốc sẽ gia giảm bài thuốc cho phù hợp. Với hiệu quả đã được khẳng định qua hơn nghìn năm ứng dụng trong điều trị chứng háo suyễn, bài thuốc cổ phương Tiểu thanh long thang đã được gia giảm và bào chế thành phẩm dưới dạng cao lỏng, viên hoàn vừa tiện sử dụng, vừa đáp ứng được trong điều trị nhiều thể bệnh khác nhau thuộc chứng háo suyễn của Đông y.

Thuốc thảo dược gia giảm theo bài thuốc “Tiểu thanh long thang”, phù hợp với thể trạng người Việt

Háo suyễn trong Đông y bao gồm nhiều bệnh lý như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính.

Các bệnh lý này đều là các bệnh lý hô hấp mạn tính, không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng cần được kiểm soát hiệu quả. Các mục tiêu của điều trị là tối thiểu hóa các triệu chứng mạn tính gây cản trở hoạt động bình thường (kể cả việc hoạt động thể lực), ngăn ngừa các cơn nặng tái phát, làm giảm hoặc loại trừ nhu cầu phải vào khoa cấp cứu hoặc nhập viện, và duy trì chức năng hô hấp bình thường hoặc gần - bình thường.

TS.BS. Trần Thái Hà cho biết: “Giai đoạn chuyển mùa người bệnh cần quan tâm, mùa đông và mùa xuân. Mùa xuân là yếu tố thuận lợi để virus phát triển mạnh. Mùa đông thì phong hàn lại tăng, tà khí từ bên ngoài xâm nhập. Phòng bệnh hô hấp lưu ý chuyển mùa, và giữ ấm, luôn giữ nóng và ấm dùng các nước súc họng đông y cũng tốt. Với người bệnh hen phế quản sử dụng phương pháp dưới hướng dẫn của chuyên gia.

Với thuốc đông y khả năng tăng cường miễn dịch rất tốt. Còn nhóm viêm đường hô hấp do vi khuẩn thì kháng sinh thảo mộc chi vào tổn thương nhẹ, còn nặng thì phối hợp đông tây y sẽ nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Với hiệu quả đã được chứng minh trong suốt hơn nghìn năm được lưu truyền, bài thuốc cổ phương Tiểu thanh long thang đã được gia giảm để phù hợp hơn với thể trạng người Việt.

Theo đó bài thuốc gốc được bỏ đi hai vị thuốc quế chi và bạch thược, gia thêm các vị thuốc tỳ bà diệp, trần bì, bối mẫu và hạnh nhân vừa giúp phù hợp với nhiều thể bệnh lại tập chung bảo vệ, phục hồi và nâng cao chức năng tạng Phế tốt hơn mà vẫn giữ nguyên được công năng của phương thuốc gốc.

Các vị thuốc được gia giảm thêm nhằm tập chung tăng cường miễn dịch hô hấp giúp tình trạng viêm của phế quản giảm dần, cơn hen không tái phát trở lại. Như vị thuốc quý Tỳ bà diệp chứa hoạt chất n-BuOH, vừa có khả năng kháng khuẩn rất cao, đồng thời tăng sản xuất Interferon gamma - thành phần trọng yếu của hệ miễn dịch hỗ trợ tăng cường hoạt tính diệt virus, vi khuẩn của các tế bào miễn dịch, chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus vào đường hô hấp; Thành phần hóa học trong trần bì được xem như thuốc kích thích niêm mạc đường hô hấp, giúp làm tăng tiết dịch và loãng đờm. Sử dụng dịch cồn chiết xuất từ quất bì có thể ngăn chặn cơn co thắt phế quản ở chuột lang do histamin gây ra. Xuyên bối mẫu, vị đắng, tính hơi hàn. Qui kinh Phế và Tâm, có tác dụng: Nhuận phế trừ đàm (trừ đờm), chỉ khái (trừ ho), thanh nhiệt tán kết. Theo nghiên cứu của khoa học hiện đại, những tác dụng tuyệt vời của Xuyên Bối mẫu là do trong thành phần có chứa các alkaloid: peiminin, peimin, peimisin, peimidin, peimitidin, fritimin. Hạnh nhân có chứa amygdalin (amygdalin) khoảng 3%, dầu béo khoảng 50%, và có chứa amygdalin enzyme (emulsin), amygdalin enzyme (amygdalase); Glucosid hạt mơ thủy phân cho cyanhydric acid có tác dụng ức chế nhẹ trung khu hô hấp vì thế giảm ho suyễn.

Với công nghệ bào chế hiện đại, hiện nay bài thuốc cổ phương “Tiểu thanh long thang” gia giảm đã được chiết xuất và bào chế dưới dạng thuốc thảo dược dạng cao lỏng hoặc hoàn cứng tiện sử dụng cho người bệnh. Đặc biệt với dạng viên hoàn, người bệnh mắc hen phế quản mắc tiểu đường có thể an tâm sử dụng.

Thuốc thảo dược bào chế từ bài thuốc cổ phương “Tiểu thanh long thang” gia giảm hiện lưu hành trên thị trường đã hơn 15 năm, có trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế và được người bệnh tin tưởng điều trị.

Truy cập website http://www.benhhen.vn/ để biết thêm thông tin về bệnh hen hoặc gọi tới tổng đài 1800 5454 35 để được các bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị

Xem đầy đủ tư vấn “Lời khuyên cho người bệnh hô hấp” từ 2 chuyên gia PGS.TS Phan Thu Phương – Giám đốc Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai; TS.BS Trần Thái Hà – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Nguyên trưởng khoa Châm cứu dưỡng sinh, Nguyên trưởng khoa Lão – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương tại:


Ý kiến của bạn