Cây nhàu còn có tên gọi khác là cây ngao, nhầu núi, giầu.
Tên khoa học Morinda citrifolia L. Thuộc họ Cà phê Rubiaceae.
Tính vị quy kinh: Vị nhặng đắng, cay, tính ấm, quy kinh thận, đại tràng.
Cây nhàu là cây sống nhiều ở miền Nam Bộ.
- Rễ nhàu được dùng làm thuốc chữa bệnh tăng huyết áp. Nhân dân dùng rễ nhàu sắc uống hằng ngày thay nước chè. Ngoài ra, rễ nhàu thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu, uống chữa bệnh nhức mỏi, đau lưng.
- Quả nhàu tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho, cảm hen, đau gân, đái tháo đường. Nhiều nơi dùng quả chín ngâm mật ong để phòng và hỗ trợ bệnh tim mạch.
- Lá nhàu giã nát, đắp chữa mụn nhọt, làm chóng lên da non. Sắc uống chữa lỵ, đi ngoài, chữa sốt, nhức đầu, chóng mặt, làm thuốc bổ. Liều dùng 8-10g sắc với 500ml nước chia làm 2 lần uống trong ngày.
2. Một số bài thuốc nam từ cây nhàu
ThS.BS. Nguyễn Quang Dương, trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh giới thiệu một số bài thuốc nam chữa bệnh từ cây nhàu như sau:
- Hỗ trợ chữa đau khớp, đau lưng: Quả nhàu chín thái lát phơi khô 15g, bưởi bung 20g, gai xương sọng 20g, đun nước uống hằng ngày.
- Chữa táo bón: Quả nhàu chín chấm muối ăn ngày 2 quả.
- Hỗ trợ chữa tăng huyết áp, chóng mặt, mất ngủ: Rễ nhàu 24g, thảo quyết minh (sao thơm) 12g, nhân trần 8g, thổ phục linh 8g, hòe hoa 12g, sinh địa 6g, gừng tươi 3 lát. Đổ 1 lít nước, sắc còn 300ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, chia sáng, chiều, sau ăn.
- Chữa đau đầu, chóng mặt, mất ngủ: Rễ nhàu 50g, mạn kinh tử 15g, ngưu tất bắc 20g, thảo quyết minh 15g, đan sâm 12g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Lưu ý: Nhàu có tính thông kinh hoạt huyết mạnh nên không dùng cho phụ nữ có thai. Người thể tạng nhiệt hoặc đang có các chứng viêm không nên dùng.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Chuyên gia tiết lộ những bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới.