Bài thuốc bổ gan từ giảo cổ lam

SKĐS - Giảo cổ lam là vị thuốc quý, có nhiều công dụng tốt trong điều trị các bệnh lý về gan, có tác dụng bổ gan. Trong các ghi chép sử sách cổ của các Y gia để lại, có rất nhiều bài thuốc quý dùng giảo cổ lam làm chủ dược trị bệnh.

1. Công dụng của giảo cổ lam

Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphylium, thuộc họ bầu bí. Giảo cổ lam còn có tên gọi khác là cổ yếm, thất diệp đảm, ngũ diệp sâm, thất diệp sâm, thư tràng 5 lá...

Giảo cổ lam là cây ưa bóng râm, ẩm ướt cho nên cây thường mọc ở nơi bóng mát, cạnh suối, ở trong rừng thưa ẩm ở một số nước châu Á.

Cây thân mảnh, có các tua cuốn đơn để leo. Lá đơn xẻ sâu như lá kép chân vịt. Hoa hình chùy, mang nhiều hoa nhỏ trắng tạo thành cụm. Quả khô hình cầu, thường có đường kính 5 - 9 mm, quả khi chín có màu đen.

Thường được thu hái vào mùa hè và mùa thu mỗi năm. Bộ phận thường dùng của cây giảo cổ lam là lá và cành non.

Tính vị: Vị đắng, hơi ngọt, tính mát.

Quy kinh: Phế, tỳ, thận.

Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, ích khí kiện tỳ, tư âm, tiêu đờm giảm ho.

Thường được dùng để trị bệnh: Viêm gan, tăng lipid máu, viêm dạ dày ruột mạn tính, viêm khí phế quản mạn tính, cơ thể suy nhược và mệt mỏi, ho có đờm...

Bài thuốc bổ gan từ giảo cổ lam- Ảnh 1.

Cây giảo cổ lam.

2. Các bài thuốc bổ gan có giảo c lam

Tài liệu về giảo cổ lam có thể tìm thấy trong cuốn "Nông chính toàn thư" hoặc "Từ điển cây thuốc Việt Nam"... ghi chép cẩn thận về vị thuốc với tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, vàng da, nước tiểu sậm màu, tăng mỡ máu, chuyển hóa kém...

2.1. Dùng riêng vị giảo c lam

Dùng độc vị giảo cổ lam có tác dụng bổ gan, giảm mỡ máu, hỗ trợ giảm cholesterol, giảm triglycerid, giảm LDL, hơn nữa còn giúp tăng HDL - cholesterol tốt cho sức khỏe.

- Dùng giảo cổ lam tươi, giã nát, lấy nước uống: Mỗi lần có thể dùng 10 - 15g, dùng 2 - 3 lần/ngày.

- Dùng giảo cổ lam khô, hãm lấy nước uống: Mỗi lần dùng 5 - 10g khô, hãm với nước sôi uống hàng ngày. Nên dùng 2-3 lần/ngày.

Bài thuốc bổ gan từ giảo cổ lam- Ảnh 2.

Giảo cổ lam phơi khô.

2.2. Phối hợp với một số vị thuốc khác

Để hỗ trợ trị bệnh, tăng thêm công dụng bổ gan, kiện tỳ, ích khí... có thể sử dụng giảo cổ lam kết hợp một số vị thuốc sau:

- Giảo cổ lam linh chi ẩm: Lấy giảo cổ lam và nấm linh chi tỷ lệ 1:1; giảo cổ lam 15g, nấm linh chi 15g. Hãm uống trà thay nước trong ngày.

Bài thuốc này có tác dụng giải độc, bảo vệ tế bào gan, hạ mỡ máu... Hỗ trợ điều trị tốt bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đái tháo đường, tăng huyết áp...

- Giảo c lam kim tiền ẩm: Dùng giảo cổ lam 15g, kim tiền thảo 50g. Hãm lấy nước uống, hoặc sắc thuốc chia 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc dùng tác dụng thanh nhiệt giải độc của giảo cổ lam, thanh nhiệt trừ thấp, lợi tiểu của kim tiền thảo để chữa chứng vàng da; hỗ trợ bệnh lý viêm gan cấp, nguyên nhân do thấp nhiệt gây ra. Bên cạnh đó còn trị chứng tiểu tiện ít, nước tiểu sậm màu như nước lá vối.

Bài thuốc bổ gan từ giảo cổ lam- Ảnh 3.

Giảo cổ lam kết hợp với nấm linh chi có tác dụng giải độc gan.giảo cổ.


3. Dùng giảo cổ lam cần chú ý gì?

  • Nên uống giảo cổ lam vào buổi sáng để giúp tinh thần minh mẫn, nâng cao hiệu suất làm việc. Không dùng giảo cổ lam vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ vì khả năng hoạt huyết của loại giảo cổ lam dược liệu sẽ khiến nhịp tim tăng, kích thích thần kinh và dẫn đến khó ngủ.
  • Không dùng giảo cổ lam quá 60g khô/người/ngày.
  • Không sử dụng giảo cổ lam để qua đêm vì có thể ảnh hưởng bất lợi tới hệ tiêu hóa.
  • Người bị hạ đường huyết hay huyết áp thấp nên uống giảo cổ lam sau khi ăn no.
  • Những người thận hư, sỏi thận, máu khó đông không nên dùng.
Một số gợi ý bài thuốc trên với mục đích tham khảo. Trước khi sử dụng vị thuốc nào có tác dụng chữa bệnh người bệnh cần thăm khám, chẩn đoán đúng bệnh, tư vấn của người có chuyên môn.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Giảo cổ lam - “Khắc tinh” của bệnh đái tháo đường.


BS. Lan Anh
Ý kiến của bạn