Đầu năm 1997, chúng tôi nhận được bản chụp bài thơ bằng tiếng Pháp Im Mémorial với nét chữ viết tay của GS. Tôn Thất Tùng viết ngày 7/12/1947, một năm sau ngày Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp và có thêm dòng chữ: Tặng Phúc, học trò tôi.
PGS. Phạm Văn Phúc, nguyên Giám đốc Bệnh viện Saint Paul kể: “Sau chiến thắng Thu Đông 1947, vào một buổi chiều yên tĩnh, trên căn nhà sàn ở làng Bình, Chiêm Hóa, Tuyên Quang, thầy Tùng viết bài thơ Im Mémorial. Mang theo bài thơ vừa viết xong, thầy đi dạo trên đồi cây gần nhà, gặp tôi ở đó, thầy đã đọc cho tôi nghe. Hồi đó, tôi là sinh viên, tôi vốn thích thơ, vì vậy hai thầy trò vẫn hay đàm đạo chuyện thơ. Đọc xong, thầy ghi tặng luôn cho tôi. Tôi khoe với các bạn đồng học, ai cũng thích. Ngay buổi tối, tụ họp quanh bếp lửa nhà sàn, chúng tôi hào hứng đọc thơ, bình thơ của thầy. Anh Vũ Tam Hoán, ngay đêm đó đã dịch bài thơ sang tiếng Việt. Anh dịch rất hay, lời thơ uyển chuyển, đầy lãng mạn, sát hợp với ý của tác giả, được thầy Tùng xem và rất thích. BS. Vũ Tam Hoán đã mất, bản dịch bài thơ cũng không còn nữa”.
Bài thơ diễn đạt cảm xúc của tác giả với công cuộc kháng chiến gian khổ nhưng rất anh dũng của dân tộc mình. Bài thơ có nhiều hình ảnh trữ tình đầy tính lãng mạn cách mạng.
GS Tôn Thất Tùng, Thứ trưởng Bộ Y tế (bên trái ảnh) và GS Hồ Đắc Di, Hiệu trường Trường đại học Y trong rừng Chiêm Hoá, Tuyên Quang (1947-1954). |
Trước năm 1945, khi còn là sinh viên và sau này thành bác sĩ nội trú Bệnh viện Phủ Doãn (nay là BV Hữu nghị Việt Đức) thầy Tôn Thất Tùng rất hay làm thơ. Các bài thơ bằng tiếng Pháp rất đúng luật, có ngữ điệu của thầy luôn được đăng trên đặc san Monôme của các trường đại học Hà Nội thời đó. Sau đó, thầy Tùng tập hợp lại và cho in thành quyển thơ với tên La chanson grise.
Nhà thơ, BS. Vũ Quần Phương, năm 1997 là Tổng biên tập tuần báo Người Hà Nội đã dịch bài thơ Im Mémorial. Bản tiếng Pháp và bản dịch đã in trong cuốn sách Tôn Thất Tùng, cuộc đời và sự nghiệp đã được Trường đại học Y Hà Nội xuất bản lần thứ nhất năm 1997 và lần thứ hai năm 2002.
Trần Giữu
Tôn Thất Tùng Hồi tưởngTặng Phúc, học trò tôi Không thấy nữa thời bình yên cưới hỏi Những lứa đôi dưới rặng mận đầy hoa Những cây mận không còn. Một bình minh kinh hãi Mọc tự phía chân trời nơi súng máy gầm la Ðã xếp gọn lại rồi những giấc mơ thường nhật Những niềm vui quen thuộc. Chiến tranh Chưa ai biết ai quen. Nhưng giã từ tất cả Lên đường! Chúng tôi hô đồng thanh Phải anh không người chiến binh giải phóng Chân không giày anh đang hát và đi Bài hát của thanh danh và thấm đầy hy vọng Sắc xanh trời là xanh của tự do Sau đêm lạnh cả cánh rừng sang nắng Ðất nước đó dạt dào bao sức sống Anh ca hát và hồn anh say đắm Tiếng diệu kỳ Tổ quốc, Tự do Ôi hạnh phúc trên một bình minh mới Ðược dựng xây đất nước ngày mai Ðây quà tặng chúng ta dâng nước Việt Máu chúng ta cho bình minh bền dai Chúng ta sẽ gặp nhau, cái hạnh phúc yên bình Ðạm bạc sống căn nhà tranh yên tĩnh Lúa lại xanh trên những cánh đồng xanh Những lứa đôi dưới hoa mận đầy cành. 7/12/1947(Vũ Quần Phương dịch) |