Hồng cầu lưỡi liềm là căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng như tắc mạch máu, tan máu, thiếu máu cục bộ và các biến chứng có hệ thống khác. Phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách giúp người bệnh có thể kéo dài sự sống, cải thiện chất lượng cuộc sống.
1. Vai trò của tập luyện với người bệnh hồng cầu lưỡi liềm
Bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm cần được bác sĩ lâm sàng thường xuyên thăm khám như một phần của chương trình duy trì chăm sóc sức khỏe toàn diện. Hiện nay bệnh hồng cầu lưỡi liềm vẫn chưa có cách chữa hoàn toàn.
Các biện pháp điều trị bác sĩ đưa ra chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và giảm đau. Vì vậy, việc tập thể dục nhẹ nhàng để cơ thể được vận động và tăng sức đề kháng là vô cùng quan trọng.
Duy trì một thói quen vận động đều đặn sẽ giúp người bệnh tăng sức đề kháng, cơ thể khỏe mạnh. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), để duy trì một sức khỏe tốt thì mỗi người trưởng thành cần phải luyện tập ở cường độ vừa (làm tăng nhịp tim) 150 phút/tuần hoặc ở cường độ mạnh (toát mồ hôi) 75 phút/tuần. Tuy vậy, với bệnh nhân mắc hồng cầu lưỡi liềm tùy vào từng người bệnh mà các bác sĩ tư vấn tập luyện thế nào cho phù hợp với hiện trạng sức khỏe.
Nếu có thể mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 20 - 30 phút để tập thể dục. Tuy nhiên, nên hạn chế tham gia các hoạt động thể dục yêu cầu thể lực, chỉ cần chọn các môn tập nhẹ nhàng.
Việc luyện tập thể dục thường xuyên cũng sẽ giúp tinh thần ổn định, làm giảm lo lắng, hoang mang và giảm stress hiệu quả. Nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả.
Hồng cầu hình lưỡi liềm là căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng như tắc mạch máu, tan máu, thiếu máu cục bộ…
2. Những bài tập tốt cho người bệnh hồng cầu lưỡi liềm
Người bệnh hồng cầu lưỡi liềm có thể chọn một môn thể thao phù hợp với mình, có rất nhiều lựa chọn như tập yoga, tập thở, tập thiền dưỡng sinh. Nếu như việc duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp nâng cao thể chất, tăng cường sức đề kháng thì việc duy trì thói quen tập luyện yoga hay thiền dưỡng sinh sẽ giúp cân bằng và nuôi dưỡng tinh thần khỏe khoắn.
Dưới đây là một số bài tập nhẹ nhàng tốt cho người bệnh hồng cầu lưỡi liềm:
Tập thở nhịp nhàng, đều đặn
Đối với một số người bệnh hồng cầu lưỡi liềm có thể luyện tập thở. Các bài tập thở từ từ, nhịp nhàng giúp lưu thông khí huyết, cũng như nâng cao sức bền của cơ thể. Ngoài ra, các bài tập này còn giúp người bệnh giảm căng thẳng và lo lắng.
Bài tập kéo giãn cơ
Việc kéo giãn cơ thường xuyên sẽ hỗ trợ người bệnh linh hoạt và sự dẻo dai trong các hoạt động của cơ thể. Đây là bài tập thể dục cho người bệnh hồng cầu lưỡi liềm cực kì hiệu quả khi bị hạn chế vận động trong thời gian dài điều trị.
Ngoài ra, các bài tập này còn giúp tăng lượng máu và oxy đến nuôi dưỡng cơ, tăng khả năng phục hồi của cơ thể sau điều trị.
Bài tập kéo giãn cơ giúp người bệnh hồng cầu lưỡi liềm tăng khả năng phục hồi sau điều trị.
Hãy giúp người bệnh giữ một tư thế khoảng 15 - 30 giây và thư giãn. Ví dụ như bài tập vươn vai gập thân mình: Tay giơ cao qua đầu, hít thở sâu rồi từ từ cúi người xuống để các đầu ngón tay chạm vào chân giúp tất cả các nhóm cơ trên cơ thể được thư giãn.
Bài tập giữ thăng bằng
Mất thăng bằng và dễ bị ngã là một tình trạng thường xuất hiện ở người bệnh hồng cầu lưỡi liềm. Bởi vậy, các bài tập cải thiện khả năng giữ thăng bằng có thể giúp người bệnh lấy lại chức năng hoạt động của nhiều nhóm cơ khác nhau và tăng cường vận động.
Nhờ vậy, người bệnh nhanh chóng quay lại với các hoạt động hàng ngày, hạn chế chấn thương do ngã.
Đi bộ
Khi đi bộ thường vận động liên tục, làm tăng nhịp tim giúp cải thiện chức năng hệ tuần hoàn. Nhờ vậy, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái cả trong và sau quá trình điều trị.
Đi bộ cũng chính là một dạng bài tập đơn giản, dễ tập luyện nhất dành cho người bệnh hồng cầu lưỡi liềm. Bác sĩ thường khuyến khích người bệnh đi bộ từ 30 - 50 phút mỗi ngày và duy trì 3 - 4 buổi/tuần. Tốc độ đi bộ vừa phải, chậm rãi và phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của người bệnh.
3. Những lưu ý khi tập luyện
Việc tập luyện với người bệnh hồng cầu lưỡi liềm cần có tư vấn của bác sĩ để phù hợp với sức khỏe. Tuy nhiên người bệnh cũng cần chú ý đến tình trạng sức khỏe.
Người bệnh cần uống đủ nước để đảm bảo an toàn khi tập luyện, phòng ngừa chóng mặt, khó thở. Không sử dụng thuốc giảm đau khi chưa cần thiết. Không sử dụng bia rượu hay các chất kích thích.
Nếu tập luyện trong thời gian đủ lâu và gặp các dấu hiệu như thở gấp, đau tức ngực, đau đầu và đau chân cần dừng tập ngay.
Nếu gặp những biểu hiện này cũng như dấu hiệu kiệt sức, da xanh xao và chóng mặt thì cần gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.
Người bệnh cần duy trì tập các bài tập thể dục với cường độ nhẹ và vừa để giúp kích thích sản sinh hồng cầu cho cơ thể: Đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga,…Các bài tập này vừa huy động sức mạnh cơ bắp của toàn thân, tăng cường trao đổi chất, giúp lưu thông khí huyết, đẩy mạnh việc thay thế tế bào hồng cầu cũ bằng tế bào mới khỏe mạnh hơn.
Mặt khác, tập thể thao ở mức độ vừa phải cũng giúp cơ thể săn chắc, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, giữ cho cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
Mời bạn xem thêm video
3 nhóm thực phẩm cần bổ sung cho người bệnh thiếu máu.