Hà Nội

Bài tập tốt cho người bệnh viêm bàng quang

05-11-2024 15:48 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Bên cạnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, các triệu chứng của viêm bàng quang có thể được cải thiện thông qua các bài tập luyện phù hợp, khoa học.

Chế độ ăn cho bệnh nhân đa u tủy xươngChế độ ăn cho bệnh nhân đa u tủy xương

SKĐS - Đa u tủy xương (hay còn gọi là bệnh Kahler) là một trong các bệnh máu ác tính. Dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp không chỉ giúp người bệnh đa u tủy xương cải thiện đáng kể sức đề kháng mà còn góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

1. Lợi ích của các bài tập thể dục đối với bệnh nhân viêm bàng quang

Viêm bàng quang là tình trạng viêm trong bàng quang có thể tiến triển cấp tính hoặc mãn tính. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập gây nên tình trạng nhiễm trùng. Bệnh này xuất hiện ở cả nam và nữ, khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu.

Trong trường hợp nhẹ, viêm bàng quang có thể tự khỏi trong vòng vài ngày nhưng nặng thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể gây nhiễm trùng lên đến thận.

Theo chia sẻ của BSCK2 Nguyễn Thị Ngọc trên Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh có thể gặp ở cả hai giới nhưng phụ nữ thường gặp hơn do đặc điểm niệu đạo ở nữ ngắn và thẳng hơn nam; gặp ở cả trẻ em và người lớn nhưng hay gặp ở trẻ em và người cao tuổi hơn thanh niên do vệ sinh vùng tầng sinh môn kém. Nam giới cao tuổi thường có tuyến tiền liệt to gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, phụ nữ sau mãn kinh âm hộ âm đạo thường khô và niêm mạc mỏng dễ bị viêm.

Vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, nhân lên và phát triển gây viêm. Niêm mạc bàng quang xung huyết, phù nề, trợt loét, có thể chảy máu. Viêm gây kích thích làm bệnh nhân mót tiểu nhiều lần gây ra tiểu buốt, tiểu rắt.

Những điều kiện thuận lợi gây viêm bàng quang: nữ giới, trẻ em và người cao tuổi, sau sinh hoạt tình dục, những người có bất thường niệu đạo hoặc chấn thương niệu đạo, sỏi bàng quang, phì đại lành tính tuyến tiền liệt, các thủ thuật thông bàng quang, soi bàng quang, đặc biệt người phải lưu ống thông bàng quang lâu, các bệnh nhân bị đái tháo đường.

Bị viêm bàng quang gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát tình trạng này thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện các bài tập cho bàng quang cũng như cơ sàn chậu.

2. Các bài tập hỗ trợ chữa viêm bàng quang hiệu quả và an toàn

2.1. Bài tập Kegel

Bài tập Kegel có khả năng hỗ trợ tăng cường sức mạnh cũng như cải thiện hoạt động kiểm soát ở các cơ tại bàng quang.

Các bước thực hiện bài tập Kegel đơn giản:

Bước 1: Thực hiện tư thế chống hai tay cùng hai đầu gối xuống thảm. Tư thế giống với một chiếc bàn.

Bước 2: Trong khi đang siết cơ đùi trong và cơ sàn chậu, hãy nhờ người kéo hai chân ra. Siết chặt các cơ trong 3 giây và bắt đầu thả lỏng. Lặp lại động tác khoảng 10 lần để có được hiệu quả tốt nhất!

Kỹ thuật phản hồi sinh học có thể giúp bài tập Kegel trở nên hiệu quả hơn. Phương pháp sử dụng đồ thị máy tính cùng với tín hiệu âm thanh để xác định vị trí nhóm cơ mà bạn cần phải siết chặt trong bài tập Kegel. Nhờ vậy, người luyện tập có thể điều chỉnh tư thế để bài tập trở nên chính xác và hiệu quả hơn.

Bài tập tốt cho người bệnh viêm bàng quang- Ảnh 2.

Siết chặt các cơ ở vùng sàn chậu có cảm giác như bạn đang làm động tác nhịn tiểu. Ảnh minh họa.

2.2. Tập luyện bàng quang

Bài tập luyện bàng quang giúp bạn giữ được lượng nước tiểu nhiều hơn khả năng trước đó. Thông qua đó, thời gian giữa những lần đi vệ sinh cũng được kéo dài. Đây là bài tập chữa viêm bàng quang hiệu quả và an toàn.

Các bước thực hiện bài tập luyện bàng quang:

Bước 1: Xác định chính xác tần suất đi vệ sinh của một ngày.

Bước 2: Tập luyện bàng quang bằng cách chờ đợi giữa những lần đi vệ sinh. Sau vài tuần tập luyện, bạn có thể kéo dài khoảng thời gian giữa các lần đi vệ sinh với nhau.

2.3. Bài tập nón âm đạo

Bài tập luyện nón âm đạo chủ yếu tập trung vào các nhóm cơ vùng sàn chậu. Từ đó cải thiện triệu chứng viêm bàng quang.

Các bước thực hiện bài tập luyện nón âm đạo:

Bước 1: Để bắt đầu, bạn cần đặt một hình nón vào trong âm đạo. Sau đó siết cơ sàn chậu.

Bước 2: Nâng nó lên khi đã siết và giữ hình nón. Bạn có thể dần thay đổi hình nón nặng hơn nhằm tăng cường rèn luyện.

2.4. Bài tập bóp bóng sàn chậu

Bài luyện tập bóp bóng sàn chậu có tính chất siết chặt cơ đùi trong, các cơ vùng sàn chậu và cơ bụng. Khi sức mạnh cũng như sức chịu đựng của các nhóm cơ này tăng lên, sự kiểm soát bàng quang được hỗ trợ. Đây cũng là một trong các bài tập chữa viêm bàng quang đem lại hiệu quả đáng mong đợi.

Các bước thực hiện bài tập luyện bóng sàn chậu

Bước 1: Nằm xuống thảm và đặt bóng giữa hai bên đùi.

Bước 2: Siết chặt nhóm cơ đùi trong và cơ vùng sàn chậu để kẹp quả bóng giữa hai chân trong khoảng 10 giây. Lặp lại động tác từ 10 - 15 lần nhằm có được hiệu quả rèn luyện nhóm cơ sàn chậu.

2.5. Bài tập Lunges

Lunges có thể tăng cường sức mạnh của cơ bụng, cơ đùi, cơ vùng sàn chậu. Bài tập này giúp ích rất lớn trong việc hỗ trợ chữa viêm bàng quang.

Các bước thực hiện bài tập Lunges:

Bước 1: Đứng trong tư thế hai chân mở rộng ra bằng hông. Tiếp đến, bước một chân về sau và hạ xuống, gót chân cần hướng lên.

Bước 2: Đầu gối của chân còn lại hơi khụy, không vượt quá mũi chân để hạn chế tình trạng tổn thương hay trật khớp gối. Lặp lại động tác Lunges khoảng 10 lần để có được kết quả tốt nhất!

Bài tập tốt cho người bệnh viêm bàng quang- Ảnh 3.

Nguyên tắc khi tập bài Lunges là đảm bảo cơ bụng được siết chặt và đầu gối không vượt mũi chân. Ảnh minh họa.

2.6. Bài tập kích hoạt vùng chậu

Bài tập kích hoạt vùng chậu giúp cải thiện sức khỏe của các cơ vùng sàn chậu, hỗ trợ điều trị viêm bàng quang. Cách thực hiện bài tập kích hoạt vùng chậu vô cùng đơn giản với các bước sau:

Bước 1: Đặt dây kháng lực xung quanh đùi trên và hai bàn chân lại với nhau. Di chuyển đầu gối ra xa đồng thời siết cơ mông và cơ bụng giữ trong 3 giây.

Bước 2: Sau đó di chuyển đưa đầu gối trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 10 - 15 lần để đạt hiệu quả.

3. Những lưu ý khi tập luyện đối với người bệnh viêm bàng quang

- Tham khảo ý kiến bác sĩ để lên kế hoạch tập luyện phù hợp với tình trạng bệnh.

- Trước khi tập thể dục, không nên ăn một bữa ăn lớn, vì sẽ gây thêm áp lực lên cơ xương chậu và bàng quang. Làm trống bàng quang trước khi bắt đầu tập luyện.

- Kiên trì tập luyện.

- Tập luyện ở cường độ vừa phải, không tập quá nặng và quá lâu.

- Loại bỏ caffeine, nicotin và rượu có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng tiểu không tự chủ, vì cả ba đều gây kích ứng bàng quang. Caffeine cũng có tác dụng lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Việc loại bỏ ba yếu tố này có thể khó khăn nhưng cần kiên quyết thực hiện.

- Kết hợp đa dạng các bài tập để cải thiện tốt hơn tình trạng bệnh.

- Uống nước một cách khôn ngoan:

+ Uống nước lọc khi bạn khát, từ 4 đến 8 ly nước mỗi ngày (khi uống đủ nước, nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc gần như không màu).

+ Uống từng ngụm nước suốt cả ngày, thay vì uống nhiều nước cùng một lúc.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh viêm bàng quangChế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh viêm bàng quang

SKĐS - Xây dựng chế độ ăn cho người bệnh viêm bàng quang để giúp bệnh nhân nâng cao hiệu quả điều trị là việc rất quan trọng.


Hiếu Thiện
Ý kiến của bạn