Bài tập tốt cho người bệnh thừa sắt

11-09-2024 15:37 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Thừa sắt là một rối loạn trong đó lượng sắt tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Lượng sắt này tích tụ trong khớp, gan, tim, tuyến yên và tuyến tụy làm tổn thương những cơ quan này. Bởi vậy, người bệnh lưu ý đến chế độ tập luyện để nâng cao sức khỏe, thể trạng.

1. Cách tập không gây hại cho người bệnh thừa sắt

Trước hết, người bệnh cần khởi động kỹ trước khi tập luyện, bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng và tăng dần độ khó theo thời gian. 

Các động tác yoga nên tập luyện theo sự hướng dẫn của giáo viên có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, bạn cần lựa chọn các hoạt động phù hợp với sức khỏe và khả năng của bản thân. 

Dừng tập ngay nếu cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi quá mức, hoặc khó thở.

Người bệnh lưu ý, uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện. Tránh tập luyện trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi giữa các buổi tập để cơ thể có thời gian hồi phục.

Đối với trẻ em, cần tạo môi trường an toàn và vui vẻ để trẻ ham thích tham gia tập luyện. Cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ trong quá trình tập luyện.

Việc tập luyện luôn phải đi đôi với chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hợp lý theo hướng dẫn.

Bài tập tốt cho người bệnh thừa sắt- Ảnh 1.

Người bệnh lưu ý, uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện.

2. Người thừa sắt đang ốm có nên tập không?

Tập luyện thể chất cường độ nhẹ đến vừa thường không gây vấn đề gì khi bạn chỉ mắc cảm thường và không bị sốt. Tuy nhiên, khi có một số triệu chứng, bạn không nên vận động mạnh để tránh tác động xấu.

Dừng tập thể dục ngay lập tức nếu bạn có biểu hiện đau tức ngực. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp triệu chứng đau ngực, khó thở hoặc quá mệt mỏi.

Bạn có thể liên hệ với bác sĩ hoặc huấn luyện viên giàu chuyên môn và kinh nghiệm để hướng dẫn và tập luyện cùng bạn. Điều này đảm bảo sức khỏe của bạn không bị nguy hiểm và lộ trình đáp ứng đúng nhu cầu của bạn cũng như đạt hiệu quả nhất.

3. Thời điểm tập tốt nhất trong ngày đối với người bệnh thừa sắt

Đầu tiên, việc tập luyện đem lại cho mọi người cảm giác hạnh phúc và cải thiện hình ảnh của chính bản thân mình. Điều này là một yếu tố được biết rằng nếu một người cảm thấy tinh thần tốt, thì hệ miễn dịch của người bệnh sẽ mạnh hơn rất cần thiết trong cuộc chiến chống bệnh tật.

Việc tập luyện đem lại cho người bệnh sức khỏe và khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời, việc tập luyện cải thiện chức năng tim mạch. Khi cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn thì hệ thống tim mạch sẽ có khả năng làm việc hiệu quả hơn.

Bài tập tốt cho người bệnh thừa sắt- Ảnh 2.

Thời điểm tập lý tưởng nhất nên là vào buổi sáng sớm.

Thời điểm tập lý tưởng nhất nên là vào buổi sáng sớm

Thời điểm sáng sớm, nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định. Việc tập luyện vào buổi sáng sớm giúp cơ thể sản sinh ra các hormone endorphin, có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và mệt mỏi để người tập bắt đầu một ngày mới với tinh thần sảng khoái và tràn đầy năng lượng.

Không tập khi cơ thể đang mệt mỏi, đói bụng hoặc sau khi ăn no

Khả năng tập trung và sức mạnh cơ bắp có thể giảm đi khi cơ thể đang mệt mỏi. Nếu tập luyện trong tình trạng này, nguy cơ chấn thương sẽ tăng cao và lợi ích của bài tập không được tận dụng tối đa.

Người tập có thể gặp vấn đề về năng lượng khi tập lúc bụng đói. Khi đó, việc tập luyện có thể làm giảm hiệu suất và tạo cảm giác mệt mỏi nhanh chóng.

Sau khi ăn, máu được tập trung đưa đến dạ dày và ruột, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Tập thể dục ngay sau khi ăn no có thể làm cho dạ dày bị co thắt, gây cảm giác khó chịu hoặc buồn nôn.

Việc tập luyện thể lực tốt nhất nên được thực hiện ít nhất 1 - 2 giờ sau bữa ăn. Hãy đảm bảo cơ thể đang ở trong tình trạng năng lượng tốt.

Bài tập tốt cho người bệnh thừa sắt- Ảnh 3.

 4. Những bài tập tốt cho người bệnh thừa sắt 

Ngoài việc nâng cao sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống, tập thể dục còn cải thiện chức năng thể chất của cơ thể, cải thiện hiệu quả của tim và phổi. Đồng thời giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Những lợi ích này sẽ góp phần giúp tăng hiệu quả của những cách điều trị thừa sắt tại nhà mà người bệnh đang áp dụng.

Người bệnh thừa sắt có thể luyện tập khoảng 30 phút mỗi ngày và tùy thể trạng mà có thể lựa chọn các bài tập phù hợp. Tránh vận động mạnh, gắng sức.

Một số bài tập thích hợp với người bệnh thừa sắt gồm có:

  • Đi bộ nhanh.
  • Đạp xe.
  • Khiêu vũ.
  • Yoga.
  • Thể dục nhịp điệu.
Trẻ mới biết đi có cần bổ sung sắt?Trẻ mới biết đi có cần bổ sung sắt?

SKĐS - Sắt là khoáng chất mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần để khỏe mạnh và phát triển. Sự tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn đầu đời và khi trẻ mới biết đi làm tăng nhu cầu sắt.

Đơn Giản Mà Hiệu Quả: Thử Ngay Bài Tập Hít Thở Giúp Cải Thiện Tình Trạng Bệnh "Hay Quên" | SKĐS


BSCKI Nguyễn Như Thịnh
Phụ trách khoa Bệnh máu tổng hợp 1, Trung tâm Huyết học Truyền máu Nghệ An
Ý kiến của bạn