1. Lợi ích của các bài tập thể dục đối với bệnh nhân ung thư lá lách
Chia sẻ về lợi ích của hoạt động thể chất đối với bệnh nhân ung thư, TS. Phạm Quang Trung - Khoa Xạ trị và Xạ phẫu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, hoạt động thể chất thường xuyên sẽ ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư, ngay cả khi bệnh xảy ra cũng sẽ làm giảm nguy cơ tử vong.
Hoạt động thể chất có lợi trước, trong và sau khi mắc bệnh ung thư. Khi hoạt động thể chất được duy trì đều đặn và đầy đủ sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển căn bệnh này. Nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng bảo vệ của hoạt động thể chất chống lại một số bệnh ung thư.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục không chỉ an toàn và khả thi trong quá trình điều trị ung thư mà còn có thể cải thiện mức độ hoạt động về thể chất và chất lượng cuộc sống. Nghỉ ngơi quá nhiều có thể dẫn đến tê liệt một số chức năng cơ thể, yếu cơ và giảm phạm vi chuyển động.
Vì vậy, bác sĩ các bệnh viện đều khuyến cáo bệnh nhân ung thư đặc biệt bệnh nhân ung thư lá lách nên hoạt động thể chất nhiều nhất có thể trong quá trình điều trị bệnh.
Tập thể dục thường xuyên có thể hỗ trợ trong quá trình điều trị ung thư lá lách như:
- Cải thiện thể chất.
- Cải thiện sự cân bằng, giảm nguy cơ té ngã và gãy xương.
- Giữ cho cơ bắp không bị ảnh hưởng do không hoạt động.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
- Giảm nguy cơ loãng xương (xương yếu dễ bị gãy hơn).
- Cải thiện lưu lượng máu đến chân của bạn và giảm nguy cơ đông máu.
- Bớt phụ thuộc vào người thân trong các hoạt động thường ngày.
- Nâng cao niềm tin vào cuộc sống.
- Giảm nguy cơ lo lắng và trầm cảm.
- Cải thiện khả năng tương tác xã hội.
- Giảm các triệu chứng mệt mỏi.
- Giúp kiểm soát cân nặng.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Bài tập thể dục có ích cho người mắc bệnh ung thư lá lách
Các bài tập phạm vi chuyển động và linh hoạt
Các bài tập phạm vi của chuyển động và linh hoạt liên quan đến việc di chuyển thân và chân tay càng xa càng tốt để duy trì hoặc cải thiện chuyển động khớp. Những ví dụ như: giãn tĩnh, giãn động và những tư thế Pilates hoặc yoga. Chúng có thể giúp bệnh nhân ung thư lấy lại chuyển động toàn thân của mình sau khi họ trải qua phẫu thuật.
Khi phẫu thuật ung thư cắt qua các mô mềm, chúng có thể dẫn đến sẹo các mô mềm và giảm phạm vi chuyển động. Một chương trình phục hồi chức năng được điều chỉnh bao gồm các bài tập kéo giãn và phạm vi chuyển động có thể giúp bệnh nhân cải thiện tính linh hoạt của mình.
2.1. Bài tập thở
- Hít thở sâu và chậm.
- Thực hiện các bài tập thở cơ hoành.
- Thiền định và yoga.
2.2. Bài tập kéo giãn
- Kéo giãn nhẹ nhàng các nhóm cơ chính.
- Tập yoga hoặc Pilates.
2.3. Bài tập thăng bằng
- Đứng trên một chân.
- Đi bộ trên gót chân và mũi chân.
- Tập tai chi hay còn được gọi là thái cực quyền.
2.4. Bài tập aerobic
- Đi bộ nhanh.
- Đạp xe.
- Bơi lội.
- Nhảy.
2.5. Tập luyện sức mạnh
- Nâng tạ nhẹ.
- Sử dụng dây đàn hồi.
- Tập các bài tập chống đẩy, squat.
3. Người bệnh ung thư lá lách bắt đầu tập thể dục như thế nào?
- Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện bệnh nhân hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bác sĩ sẽ giúp lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe và giai đoạn bệnh.
- Bắt đầu chương trình tập thể dục từ từ, 10-15 phút mỗi phiên. Hướng tới sự ổn định (3-5 ngày/tuần).
- Cố gắng hoạt động thể chất vừa phải trong ít nhất 30 phút mỗi ngày. Khi thể lực được cải thiện, hãy tăng hoạt động này lên 60 phút trở lên hoặc hoạt động vừa phải hoặc từ 30 phút trở lên hoạt động mạnh mẽ.
- Nên tập thể dục với chuyên gia vật lý trị liệu trong phục hồi chức năng ung thư, người có thể điều chỉnh chương trình tập thể dục tới nhu cầu, giới hạn và điều kiện của người bệnh.
- Lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi khi cần thiết.
- Uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện.
4. Khi nào người bệnh ung thư lá lách nên tránh tập thể dục?
- Phương pháp điều trị đang được chỉ định.
- Tác dụng phụ gặp phải.
- Khi cơ thể gặp các triệu chứng đau ngực, đau vùng bụng, khó thở, chóng mặt hoặc bất kỳ triệu chứng nào hãy dừng lại việc tập thể dục và báo cho bác sĩ ngay lập tức.
- Cơ thể giảm miễn dịch.
- Mất cảm giác, loạn cảm giác (kim châm).
- Sau khi phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.
- Các bệnh lý kèm theo.