Hà Nội

Bài tập phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản

04-07-2024 08:57 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Bệnh bạch hầu thanh quản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn bạch hầu (Corynebacteria diphtheriae) gây ra. Bệnh gây tổn thương thần kinh. Các bài tập giúp phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản gây ra.

  1. Bệnh bạch hầu thanh quản - đặc điểm và điều trị

Bệnh bạch hầu là một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, gây thành đại dịch và có tỷ lệ tử vong khá cao trên 70% khi chưa có thuốc điều trị trên khắp thế giới cho đến cuối thế kỷ 19. Sau đó bệnh giảm nhờ các biện pháp tiêm chủng.

Bệnh lây qua đường hô hấp từ các giọt dịch tiết của những người bệnh đang mắc, tồn tại và sinh sôi ở vùng mũi họng và thanh quản, tạo ra một loại độc tố mạnh lan truyền khắp cơ thể qua đường máu và mạch bạch huyết, gây tổn thương cho tim và hệ thần kinh.

Đặc điểm của bệnh bạch hầu thanh quản là tổn thương nguyên phát, thường ở đường hô hấp trên và các triệu chứng ảnh hưởng toàn trạng là do độc tố vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Các triệu chứng của bệnh bạch hầu thanh quản bao gồm sốt vừa hoặc cao, mệt mỏi, ớn lạnh và đau họng nhẹ. Bệnh bạch hầu thanh quản là do sự lây lan từ họng miệng xuống thanh quản; đường thở có thể bị tắc nghẽn và phải mở khí quản.

Bệnh bạch hầu thanh quản gây tử vong do nhiễm độc cơ tim hoặc do giả mạc bạch hầu bít lấp đường thở.

Về điều trị bệnh bạch hầu thanh quản thực hiện theo phác đồ sau:

  • Phát hiện bệnh sớm và cách ly ngay khi phát hiện ca bệnh;
  • Sử dụng kháng độc tố bạch hầu (SAD).
  • Kháng sinh (penicillin G, erythromycin, azithromycin) ngay để ngăn chặn biến chứng, giảm tỷ lệ tử vong;
  • Theo dõi, phát hiện sớm, xử lý nhanh các biến chứng;
  • Chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân.
  • Hỗ trợ phục hồi chức năng các tổn thương thần kinh do độc tố bạch hầu gây ra.

Các tác động lên hệ thần kinh thường xảy ra khi bệnh nhân dường như đã hồi phục.

Bệnh có thể gây ra: Liệt một số cơ mắt vào khoảng tuần thứ ba; Liệt màn hầu, liệt dây hồi quy thanh quản thường một bên nên ảnh hưởng tới nuốt và thở, thậm chí người bệnh có thể tử vong sau nhiều tuần cảm thấy như đã khỏe mạnh.

Tập luyện giúp phục hồi chức năng các cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản gây ra. Các cơ quan tổn thương thường là mắt, phản xạ vùng miệng (khẩu cái mềm) hạ họng, thần kinh thanh quản…

2. Các bài tập phục hồi cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản

2.1. Điều trị liệt một số cơ mắt bằng các bài tập sau:

Bài tập vỗ mắt

Bài tập này giúp cơ mắt thư giãn và giảm căng cơ mắt.

Che mắt bằng lòng bàn tay và các ngón tay đặt trên trán.

Dùng áp lực của các ngón tay vỗ nhẹ lên mí mắt.

Bài tập chớp mắt

Chớp mắt thật nhanh trong khoảng 5 giây.
Bài tập đảo mắt

Ngồi thoải mái.

Đầu tiên đảo mắt theo chiều kim đồng hồ trong khi vẫn mở mắt và sau đó ngược chiều kim đồng hồ.

Thực hiện từ từ, cố gắng kéo mắt ra xa nhất có thể.

Bài tập này giúp các nhóm cơ thẳng vận động.

Thực hiện bài tập trong khoảng 2 - 3 phút.

Chườm nóng lạnh

Dùng khăn bông mềm, thấm nước ấm rồi chườm lần lượt lên lông mày và mắt trong ít nhất 5 giây, sau đó chuyển sang chườm lạnh và để yên trong 5 giây. Thực hiện động tác này ít nhất 5 lần.

Bài tập chuyển đổi tiêu điểm của mắt

Đây là một bài tập mắt rất đơn giản có thể giúp tăng cường cơ mắt yếu.

Để bắt đầu, hãy tập trung vào một vật thể ở gần trong khoảng 5 giây. Sau đó chuyển sang các vật ở xa và tập trung vào nó trong 5 giây nữa. Sự dịch chuyển không thường xuyên này giúp tăng cường vận động cho cơ mắt.

Ban đầu, bạn có thể thấy việc chuyển tiêu điểm bằng mắt khá khó khăn vì một số cơ mắt bị liệt. Tuy nhiên, việc tập trung vào một vật thể sẽ tăng cường cơ mắt và cải thiện khả năng tập trung.

Bài tập phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản- Ảnh 2.

Bài tập điều trị liệt một số cơ mắt.

2.2. Phục hồi phản xạ vùng miệng (khẩu cái mềm) hạ họng

Phục hồi phản xạ vùng miệng (khẩu cái mềm) hạ họng bằng các phương pháp sau:

Tăng phản xạ cho hầu họng

  • Kích thích bằng cảm giác thay đổi nhiệt độ.
Bài tập phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản- Ảnh 3.

Kích thích phản xạ hầu họng bằng thức uống có gas.

Kích thích tiết nước bọt bằng thức ăn có vị chua.

Kích thích phản xạ nuốt bằng động tác mút: Người bệnh tạo ra áp lực nuốt khi mím chặt môi và cố gắng mút; Đẩy lưỡi ra phía sau; Bắt đầu thực hiện nuốt.

Các bài tập nâng cơ

  • Bài tập nâng cơ móng

Bài tập này sẽ giúp tăng cường trương lực các cơ trên móng và khả năng kiểm soát động tác nuốt.

Đặt một vài mảnh giấy nhỏ (đường kính khoảng 1 inch tương đương 2,54cm) lên chăn hoặc khăn tắm. Sau đó đặt ống hút vào miệng và ngậm một trong những mảnh giấy vào đầu ống hút. Tiếp tục hút ống hút để giữ giấy dính vào, đặt ống hút lên cốc hoặc hộp đựng tương tự và ngừng hút. Điều này sẽ giải phóng giấy vào thùng chứa.

Mục tiêu của bạn cho mỗi lần tập là đặt khoảng 5 đến 10 mảnh giấy vào hộp đựng.

  • Bài tập Mendelsohn
Bài tập phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản- Ảnh 4.

Lặp lại bài tập này vài lần mỗi ngày cho đến khi bạn có thể kiểm soát các cơ tham gia vào cơ chế nuốt mà không cần sự trợ giúp của tay.

Vận động nhóm cơ lưỡi và trên móng

Mục đích của bài tập này là cải thiện sự tiếp xúc và phối hợp giữa các cơ khác nhau được sử dụng trong quá trình nuốt.

Bài tập phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản- Ảnh 5.

Bài tập vận động nhóm cơ lưỡi và trên móng.

Thực hiện bài tập này 5 đến 10 lần, ba lần mỗi ngày.

Nuốt trên thanh môn

Bạn nên thử bài tập này mà không cần ăn trước. Khi bạn đã luyện tập tốt hơn, bạn có thể thử nó với thức ăn thực sự trong miệng.

Bài tập phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản- Ảnh 6.

Bài tập giúp phục hồi nuốt trên thanh môn.

3.3. Bài tập phục hồi thần kinh thanh quản quặt ngược (liệt hồi quy thanh quản)

Mát xa thanh quản thực hiện qua 5 bước:

Bước 1: Ngồi lưng thẳng, mặt hướng ra trước, thả lỏng cổ.

Cúi cằm sát vào ngực, giữ 1 phút, sau đó ngửa tối đa ra sau, giữ 1 phút.

Tập cúi và ngửa mỗi động tác 10 lần.

Bước 2: Dùng ngón trỏ đặt vào giữa cổ đoạn 1/3 trên, dưới cằm 2 khoát ngón tay, dùng ngón tay miết tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 3 phút.

Bài tập phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản- Ảnh 7.

Bài tập mát xa thanh quản.

Bước 3: Dùng hai ngón cái và trỏ vuốt dọc theo hai bên của cánh sụn giáp trong 5 phút.

Bài tập phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản- Ảnh 8.

Bước 4: Dùng ngón cái và ngón trỏ lắc cánh sụn giáp sang hai bên thật nhẹ.

Bài tập phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản- Ảnh 9.

Bước 5: Ngửa cổ, dùng cả bàn tay vuốt cổ từ dưới lên trên.

Bài tập phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản- Ảnh 10.

Bài tập nuốt và thổi

Sử dụng ống hút hút khí vào trong họng từng ngụm nhỏ rồi nuốt, sau đó thổi toàn bộ khí hút được ra ngoài.

Bài tập phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản- Ảnh 11.

3. Lưu ý khi tập

  • Thời điểm tập tốt nhất là thường trước các bữa ăn chính.
  • Bạn nên ngừng tập khi bạn tập một vài động tác đã thấy mệt.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Nhận biết sớm bệnh bạch hầu, căn bệnh dễ gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.



PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào
Ý kiến của bạn