Hà Nội

Bài tập nâng cao sức đề kháng cho người mắc bệnh than

12-11-2024 11:15 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Thông qua quá trình tập luyện, cơ thể được kích thích sản xuất ra lượng lớn tế bào lympho T có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của con người, giúp tăng cường khả năng phòng chống các bệnh tật, trong đó có bệnh than.

1. Tầm quan trọng của tập luyện trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh than

Theo các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh than là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nghiêm trọng do vi khuẩn than có tên khoa học là Bacillus anthracis gây nên. Vi khuẩn than có ở trong đất, nước, cây cỏ bị nhiễm bẩn.

Người bị bệnh than là do bào tử của vi khuẩn than xâm nhập vào cơ thể qua 3 con đường là qua da, qua đường hô hấp và qua đường tiêu hóa. Trong đó, con người bị bệnh than hầu hết do tiếp xúc hoặc ăn thịt gia súc mắc bệnh.

Đáng chú ý, với những người có sức đề kháng kém, hay mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa và nhiễm trùng da, có nguy cơ bị những vi khuẩn tấn công gây bệnh cao hơn.

Vì vậy, cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn những thực phẩm không rõ nguồn gốc, việc thường xuyên tập luyện nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng là việc rất quan trọng.

Bài tập nâng cao sức đề kháng cho người mắc bệnh than- Ảnh 1.

Tập luyện giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật, trong đó có bệnh than.

Thông qua quá trình tập luyện, cơ thể được kích thích sản xuất ra lượng lớn tế bào lympho T có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của con người, giúp tăng cường khả năng phòng chống các bệnh tật và các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Các nghiên cứu đã chứng minh, người lười vận động có tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp cao gấp 3 lần so với người thường xuyên luyện tập.

Bên cạnh tác dụng tăng cường sức đề kháng, việc tập luyện đều đặn cũng mang lại nhiều lợi ích khác như:

Giúp tăng cường lưu lượng máu, giảm huyết áp và làm giảm mức độ cholesterol độc hại trong máu, cải thiện sức khỏe tim mạch.

Tăng cường sự linh hoạt của cơ bắp và xương khớp, giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn và chống lại các tác động tiêu cực từ môi trường. Nhờ đó, cơ thể có khả năng tự bảo vệ và chống lại mầm bệnh, trong đó có bệnh than.

2. Các bài tập giúp nâng cao sức đề kháng phù hợp với người mắc bệnh than

Theo BS. Phạm Quang Thuận, Bệnh viện Thể thao Việt Nam chia sẻ trên Báo Sức khỏe và Đời sống, một số bài tập đơn giản, giúp tăng sức đề kháng mà bạn có thể tự tập luyện tại nhà như:

2.1. Tư thế quả núi

‏Tư thế quả núi giúp hỗ trợ lưu thông máu hiệu quả, đồng thời giúp ổn định hơi thở và tăng mức năng lượng. Đây là một trong những bài tập thư giãn, nhẹ nhàng và dễ thực hiện nhất.

Bài tập nâng cao sức đề kháng cho người mắc bệnh than- Ảnh 2.

Tư thế quả núi.

Cách thực hiện:

- Bắt đầu từ tư thế đứng thẳng người, hai bàn chân sát vào nhau, nhẹ nhàng đưa hai tay lên đầu, chú ý hít thở sâu.

- Hãy bấm chặt gót chân và các ngón chân xuống sàn, giữ thăng bằng trên phần trước của bàn chân. ‏

‏- Giữ nguyên tư thế trong 5-10 nhịp thở rồi trở về tư thế ban đầu.

- Thư giãn tại chỗ trước khi chuyển sang tư thế tiếp theo.

2.2. Tư thế cây cầu

‏Để có một cơ thể khỏe mạnh và thư thái, đừng bỏ qua động tác yoga này. Tư thế cây cầu rất tốt cho tim mạch và việc lưu thông máu, giúp tăng năng lượng cũng như củng cố sức đề kháng và chống lại bệnh tật.

Bài tập nâng cao sức đề kháng cho người mắc bệnh than- Ảnh 3.

Tư thế cây cầu.

Cách thực hiện:

‏- Trước hết, bạn hãy nằm ngửa trên thảm tập, cong đầu gối, đặt hai chân xuống thảm sao cho mắt cá chân và đầu gối thẳng hàng.

- Đặt tay dọc cơ thể, lòng bàn tay hướng xuống dưới, từ từ nâng hông và lưng lên khỏi sàn, cao hết mức có thể.

- Hít sâu và giữ nguyên trong khoảng 60 giây.

- Từ từ thở ra và hạ lưng đặt xuống sàn.

- Lặp lại động tác từ 6-8 nhịp.

2.3. Tư thế con cá

‏Động tác này còn giúp mở rộng ngực và kích thích tuyến ức, giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.

Bài tập nâng cao sức đề kháng cho người mắc bệnh than- Ảnh 4.

Tư thế con cá.

Cách thực hiện:

‏- Từ tư thế nằm ngửa trên thảm, đặt hai bàn tay xuống dưới hông, nhẹ nhàng đưa dần khuỷu tay về phía eo, cố định từ bàn tay đến khuỷu tay để trụ.

- Đẩy thân trên lên và thở ra.

- Hít sâu, nâng ngực lên và ngửa đầu về phía sau chạm sàn.

- Thư giãn và giữ tư thế trong 10 giây.

2.4. Tư thế rắn hổ mang

‏Tư thế rắn hổ mang là tư thế mở ngực giúp giải phóng bạch cầu, làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, động tác này còn giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi, đồng thời cải thiện lưu thông máu khắp cơ thể. Không chỉ tăng sức đề kháng, bài tập này còn giúp xoa dịu tinh thần, thư giãn đầu óc.

Bài tập nâng cao sức đề kháng cho người mắc bệnh than- Ảnh 5.

‏Tư thế rắn hổ mang.

Cách thực hiện:

- Chỉ cần nằm sấp xuống sàn, hai chân khép, hai tay co và lòng bàn tay úp, từ từ di chuyển tay lên phía trên ngang vai, chống lòng bàn tay xuống sàn.‏

‏- Nâng người lên bằng tay, hít vào và nâng đầu lên cao. Ngửa cổ về sau để tạo tư thế giống con rắn hổ mang. Mở rộng vai và siết cơ bụng, đùi. ‏

‏- Giữ tư thế trong khoảng 30 giây, sau đó thả lỏng cơ thể, về tư thế nằm sấp, hai tay cạnh đầu. Hít thở đều.

3. Lưu ý khi tập luyện với người mắc bệnh than

Trong quá trình tập luyện, cần lưu ý những điều sau đây nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe cơ thể:

- Nên khởi động thật kỹ và đầy đủ trước khi bắt đầu luyện tập nhằm tránh tình trạng kéo giãn các cơ quá đột ngột.

- Tùy theo thể trạng cũng như mức độ bệnh của bản thân mà nên lựa chọn những bài tập phù hợp.

- Trong khi tập nếu cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu như đau nhức hay mệt mỏi nên ngừng tập và nghỉ ngơi.

- Thời gian tập luyện lý tưởng nhất là từ 20 - 30 phút mỗi ngày.

- Mặc trang phục thoải mái khi luyện tập

- Sau khi tập luyện nên vệ sinh cơ thể thật kỹ càng để tránh nhiễm trùng.

Ngoài việc tập luyện, người mắc bệnh than cũng nên duy trì lối sống tích cực, loại bỏ một số thói quen xấu như thức khuya, stress, lười vận động,… Những điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, làm suy yếu hoạt động của hệ miễn dịch khiến bệnh lâu hồi phục.

Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia, nước ngọt có gas cũng là thói quen khiến hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động kém hiệu quả, thậm chí có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.

Do đó, người mắc bệnh than hãy tránh sử dụng chất kích thích và thay thế chúng bằng các thói quen lành mạnh như ăn uống cân đối, đầy đủ dinh dưỡng và quản lý căng thẳng để giúp cải thiện hệ miễn dịch.

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh thanChế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh than

SKĐS - Việc ăn uống không lành mạnh, chế biến thực phẩm không an toàn… là yếu tố nguy cơ cao dẫn tới vi khuẩn gây bệnh than có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, dinh dưỡng hợp lý giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.


Anh Khôi
Ý kiến của bạn