Bài tập hỗ trợ phục hồi di chứng cho người bệnh áp xe não do amip

03-07-2024 06:30 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Áp xe não do amip là bệnh lý nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên, sau quá trình điều trị, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện di chứng.

1. Vai trò của tập luyện với người bệnh áp xe não do amip

- Giảm các triệu chứng stress, lo lắng; giảm triệu chứng sốt, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt của bệnh áp xe não do amip.

- Tăng cường lưu thông khí huyết vùng cổ gáy, não... giúp giảm triệu chứng đau vai gáy, động kinh, co quắp chân tay, giãn cơ, thư giãn tinh thần.

- Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể.

- Giúp giảm cân, ăn ngon, ngủ sâu giấc, nâng cao thể trạng.

- Tăng cường trí nhớ, khả năng hòa nhập xã hội

2. Các bài tập cho bệnh nhân áp xe não do amip

2.1 Yoga

- Tư thế gập người sát đất

Tác dụng: Bài tập này giúp thư giãn cơ cổ gáy đồng thời tăng cường lưu thông máu tới vùng đầu cổ.

Cách thực hiện:

  • Quỳ gối trên sàn nhà, hai đầu gối mở rộng bằng hông và ngồi trên gót chân.
  • Sau đó từ từ hạ thân thấp xuống giữa hai đùi và trán chạm sàn.
  • Hai bàn tay đưa thẳng ra phía sau, đan vào nhau và nâng cao nhất có thể hoặc đưa thẳng ra phía trước.
  • Hít sâu vào để dồn trọng lượng về phía trước, rồi nhấc hông lên khỏi gót chân và đầu chạm sàn.
  • Đẩy tay về phía đỉnh đầu sao cho chạm vào gần sàn nhất có thể.
  • Giữ nguyên tư thế này trong vòng ít nhất 5 nhịp thở và kết hợp hít thở thật sâu.
tư thế chạm sàn

Tư thế gập người sát đất tăng cường lưu thông máu vùng cổ cho người áp xe não do amip.

- Tư thế gập người về phía trước

Tác dụng: Giúp tinh thần tốt hơn, tăng lưu thông máu lên não, ổn định chức năng hệ tiêu hóa, tuần hoàn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng, 2 chân khép chặt, đưa cánh tay lên đầu, áp sát vào tai.
  • Cúi gập người xuống cho đến khi lòng bàn tay này úp xuống mặt sàn, cạnh bàn chân, bụng áp lên đùi, trán chạm cẳng chân.
  • Duy trì tư thế này trong 3 – 5 nhịp thở, về lại vị trí ban đầu và lặp lại 3 – 5 lần.
gập người phía trước

Tư thế gập người phía trước.

- Tư thế con sếu

Tác dụng: Bài tập giúp thư giãn tinh thần, lưu thông khí huyết, thư giãn cơ vùng tay chân, tăng cường lưu thông máu não.

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu ở tư thế đứng thẳng, 2 chân mở rộng bằng vai, từ từ gập người và chống 2 bàn tay xuống mặt sàn phía trước của ngón chân.
  • Hít thật sâu, từ từ kiễng gót chân lên, đẩy phần mông và hông lên cao dần, đầu gối tựa trên bắp tay để chống đỡ, người đổ dần về phía trước.
  • Thở ra, giữ tư thế này và hít thở tự do, giữ khoảng 10 – 15 giây hoặc lâu hơn tùy khả năng của mỗi người.
con sếu

Các bước thực hiện tư thế con sếu.

- Tư thế xác chết

Tác dụng: Bài tập này giúp cơ thể thư giãn giảm đau đầu.

Cách thực hiện:

  • Nằm trên thảm tập thoải mái với chân dang rộng, tay cách xa thân.
  • Nhắm mắt và tập trung vào hơi thở, cảm giác như đang dần chìm xuống sàn.
  • Giữ nguyên tư thế này trong vòng 4-5 phút để tâm trí được thư giãn hoàn toàn.
  • Ngồi dậy từ từ với đôi mắt nhắm chặt và lắc nhẹ ngón tay, ngón chân.
  • Bài tập giúp thư giãn tinh thần, giảm stress, lưu thông máu não ăn ngủ tốt hơn.
yoga-tu-the-xac-chet-1

Tư thế xác chết.

2.2 Tập thở phối hợp bước đi

Tác dụng: Tập thở giúp thư giãn tinh thần, điều hòa nhịp tim huyết áp, nâng cao miễn dịch.

Cách thực hiện: Thực hiện đi bộ, kết hợp với nhịp thở 1 - 3 hoặc 2 - 4. Nghĩa là một bước hít vào ba bước thở ra, hoặc hai bước hít vào bốn bước thở ra.

Thư giãn với âm nhạc: Chọn bài nhạc bạn thích nghe nhất, êm dịu, tập trung thư giãn hít sâu thở đều, tập trong môi trường yên tĩnh thoáng mát giúp bạn thư giãn toàn thân, ngủ ngon, đỡ đau đầu.

2.3 Bấm huyệt

Bấm các huyệt thái xung, thần môn, tam âm giao ngày 2-3 lần, mỗi lần 5-10 phút, giúp khu phong tán hàn thông kinh lạc, tiêu viêm, chỉ thống, bình can an thần giúp hạ sốt giảm đau, ăn ngon, ngủ tốt.

- Huyệt thái xung: Nằm ở kẽ ngón chân 1 và 2 cách mép da 2 tấc.

- Huyệt thần môn: Nằm ở phía trụ cổ tay, bờ sau xương đậu, tại chỗ lõm về phía quay của gân cơ trụ trước.

- Huyệt tam âm giao: Nằm trên chỏm mắt cá trong 3 tấc, sát phía sau bờ xương chày.

3. Những lưu ý dành cho người áp xe não do amip khi tập luyện

- Thời điểm tập tốt trong ngày: Nên tập vào buổi sáng, hoặc chiều tối tránh tập luyện khi cơ thể mệt mỏi, đang đói, khi mới ăn xong, không tập quá khuya dẫn tới mất ngủ. Thời gian 20 phút đến 40 phút một ngày.

Trong giai đoạn bệnh cấp tính đau nhức nhiều, sốt, buồn nôn, động kinh, chóng mặt dừng tập (nếu luyện tập sẽ triệu chứng bệnh nặng thêm). 

Khi đã được điều trị bệnh ổn định hết sốt, thể trạng tốt ta có thể tập luyện bình thường. Khi tập luyện cần tham khảo ý kiến bác sỹ.

- Cách tập không gây hại sức khỏe:

  • Chọn bài tập phù hợp thể trạng, cường độ tập tăng dần, phối hợp nhiều bài tập, tham khảo ý kiến bác sỹ.
  • Tập trong môi trường thoáng mát, quần áo mặc rộng rãi, uống đủ nước.
  • Khi triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, co giật, khó thở, hoa mắt thì dừng ngay.
  • Tập luyện với chế độ ăn uống khoa học bổ xung rau củ, vitamin C, E tránh xa dầu mỡ, chất kích thích như cà phê, rượu, bỏ thuốc lá...

Mời bạn xem tiếp video:

Nguy kịch vì không điều trị dứt điểm viêm tai dẫn tới biến chứng áp xe não | SKĐS


BS. Vũ Duy Thành
Ý kiến của bạn