1.Vai trò của tập luyện trong việc hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn
Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn thường là liên quan đến hệ tiêu hóa do phân cứng dẫn đến bị táo bón. Khi người bệnh cố gắng đẩy phân ra ngoài, làm rách lớp da ở hậu môn gây ra tình trạng nứt kẽ.
Chính vì vậy, việc tập luyện ở người bệnh nứt kẽ hậu môn chủ yếu tập trung vào những động tác giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, từ đó hạn chế táo bón.
Hình ảnh nứt kẽ hậu môn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, luyện tập thể dục hàng ngày như đạp xe, đi bộ, bơi lội, yoga... sẽ giúp hệ đường ruột hoạt động tốt hơn, tờ đó giảm được tình trạng ăn không tiêu, táo bón.
Theo TS. Aubrey Bailey, chuyên gia vật lý trị liệu tại Mỹ, tập thể dục nhịp điệu làm tăng nhịp tim và tăng cường lưu thông máu đến trực tràng, giúp đại tiện dễ dàng hơn, giảm đau đớn do những vết nứt, từ đó thúc đẩy nứt kẽ hậu môn nhanh lành.
2. Những bài tập tốt cho người bệnh nứt kẽ hậu môn
2.1. Đạp xe giúp cải thiện chứng táo bón, có lợi với người nứt kẽ hậu môn
Việc tăng cường hoạt động thể chất bằng cách đi xe đạp có thể giúp kích thích ruột làm việc hiệu quả hơn, giảm tình trạng táo bón, có lợi cho người bệnh nứt kẽ hậu môn. Bên cạnh đó, đạp xe sẽ tăng cường quá trình tiêu hóa và làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất gây ung thư trong ruột, phòng ngừa ung thư đại tràng.
Đạp xe gúp cải thiện chứng táo bón. (ảnh minh họa)
2.2. Chạy bộ giúp giảm táo bón
TS. Rabia de Latour, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại NYU Langone Health ở thành phố New York (Mỹ) cho biết, chạy bộ thường kích thích nhu động ruột trong hoặc ngay sau khi chạy.
Đối với những người đang bị táo bón, việc chạy với tốc độ thông thường có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột đều đặn. Nếu chưa quen với việc chạy bộ, TS. Latour khuyên nên bắt đầu với những cuộc chạy bộ ngắn, cường độ thấp và tăng dần thời lượng cũng như cường độ chạy, dựa trên cảm giác của cả cơ và ruột.
Điều quan trọng là phải giữ đủ nước, đặc biệt là khi tập thể dục cường độ cao, vì thiếu nước cũng là nguyên nhân gây táo bón.
Chạy bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
2.3. Bài tập sàn chậu (Kegel)
Các bài tập sàn chậu giúp kiểm soát các cơ vùng sàn chậu, cơ bàng quang từ đó cải thiện sức khỏe đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón mạn tính hay tiểu không tự chủ.
Cách thực hiện:
- Nằm thẳng trên sàn, sau đó từ từ co hai đầu gối, hai bàn chân chạm sàn, nhấn nhấc hông lên.
- Siết chặt cơ sàn chậu (cơ sàn chậu là một khối cơ kéo dài từ vị trí xương cụt đến xương mu phía trước, tạo thành một mặt sàn phẳng giữa hai chân, có nhiệm vụ nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như tử cung, bàng quang và ruột).
- Giữ nguyên trạng thái co bóp cơ vùng chậu trong 5 – 10 giây, sau đó thả ra.
- Lặp lại động tác này 10 lần mỗi hiệp, thực hiện 3 hiệp mỗi ngày.
Tập Kegel giúp cải thiện chứng táo bón.
2.4. Tư thế ngồi xổm
Tư thế ngồi xổm làm thẳng đoạn cuối ruột và hậu môn, giúp việc đại tiện trơn tru và cải thiện táo bón. Bạn có thể ngồi xổm khi đi vệ sinh, hoặc thực hiện tư thế ngồi xổm như một bài tập hằng ngày.
Cách thực hiện:
- Đứng hai chân rộng hơn vai.
- Chắp tay trước ngực rồi từ từ hạ hông xuốn).
- Giữ đầu và ngực thẳng.
- Đẩy gót chân và đưa cơ thể trở lại tư thế đứng.
- Lặp lại 3 – 10 lần.
2.2. Một số tư thế yoga giúp giảm táo bón, hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn
2.2.1. Tư thế cúi gập người
Tư thế cúi gập người giúp hỗ trợ trị chứng táo bón. Bài tập này chủ yếu tác động lên vùng bụng, làm tăng nhu động ruột, giúp chức năng co bóp của dạ dày được cải thiện, nhờ đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa một cách thuận lợi.
Hướng dẫn thực hiện:
- Ban đầu đứng thẳng lưng, mở rộng hai chân bằng vai.
- Sau đó giơ hai tay lên cao rồi cúi gập người xuống.
- Đồng thời ép sát cơ thể vào chân, hai tay vòng ra hai bên ôm lấy gót chân.
- Giữ nguyên động tác trong 10 nhịp thở, luyện tập động tác 20 phút/ngày.
2.2.2. Tư thế cái cày
Qua tư thế này có thể giúp tăng lưu lượng máu tới vùng xương chậu, kích thích tiêu hóa, vì vậy thuận tiện cho quá trình đại tiện.
Hướng dẫn thực hiện:
- Nằm ngửa trên thảm tập, hai chân duỗi vuông góc với sàn nhà.
- Hai tay để dọc theo thân người, lòng bàn tay úp xuống hoặc đặt tay ngay eo để giữ thăng bằng.
- Hai chân nâng qua vòng đầu một cách từ từ cho đến khi mũi chân chạm sàn.
- Hít thở sâu đồng thời giữ tư thế trong 5 giây, sau đó trở lại vị trí ban đầu và lặp lại động tác tương tự.
2.2.3. Tư thế chiếc ghế
Tác động lên vùng hông và xương chậu là mục đích chính của tư thế này, nhờ đó kích thích phân đào thải, giảm tình trạng táo bón.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đứng thẳng, tay giơ lên cao, lòng bàn tay úp vào nhau.
- Từ từ hạ đầu gối và phần hông xuống thấp, phần thân người hơi nghiêng về phía trước.
- Giữ nguyên tư thế trong 10 nhịp thở rồi đưa người trở về tư thế đứng thẳng.
- Lặp lại bài tập khoảng 10-15 lần.
2.2.4. Tư thế rắn hổ mang
Đây là tư thế đơn giản, dễ thực hiện, không cần vặn hay xoay người. Giúp cải thiện chứng táo bón. Các bước thực hiện như sau:
- Nằm sấp, úp mu bàn chân xuống thảm, lòng bàn tay úp xuống sàn theo chiều của cơ thể.
- Nâng toàn bộ thân trên và uốn cong cơ thể về sau, đồng thời lòng bàn tay úp xuống mặt sàn.
- Giữ tư thế trong vài nhịp thở rồi thả lỏng.
- Thực hiện động tác nhiều lần trong ngày.
3. Những lưu ý dành cho người nứt kẽ hậu môn khi tập luyện
Không thực hiện bài tập khi bụng no:
Nguyên nhân do khi việc tập luyện có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn.
Lưu ý thời gian và cường độ tập luyện:
Nên tập vào buổi sáng sớm hoặc sau khi ăn ít nhất 2 tiếng. Kiên trì tập luyện mỗi ngày, dành khoảng 20 phút đến 40 phút.
Khởi đầu bằng các bài tập có cường độ thấp và dần dần chuyển sang bài tập cường độ cao hơn khi cơ thể quen hơn. Ví dụ, đạp xe với tốc độ chậm và thả lỏng toàn bộ cơ thể mỗi lần từ 20 đến 30 phút, kiểm soát nhịp tập luyện ở khoảng 90-100 nhịp/phút.
Cần uống đủ nước, tránh mất nước trong quá trình tập luyện.
Bên cạnh việc tập luyện, người bệnh nứt kẽ hậu môn cần tạo:
- Thói quen ăn uống đúng giờ;
- Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa;
- Không ăn các loại thức ăn khó tiêu, thức ăn cứng, nhiều dầu mỡ;
- Tránh xa các chất kích thích;
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý;
- Giải tỏa stress, luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái… sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn, cải thiện tình trạng bệnh.