Các nghiên cứu gần đây cho rằng chứng đau nửa đầu có yếu tố di truyền, có liên quan đến mạch máu, liên quan đến các tế bào thần kinh, đến thần kinh giao cảm…
Một số yếu tố thường gặp làm tăng nguy cơ đau nửa đầu có thể do một loại bệnh lý nào đó, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng mạn tính (viêm tai, viêm xoang, viêm mũi, họng, sâu răng); bệnh tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp; một số bệnh do chấn thương thực thể (thoái hóa đốt sống cổ) hoặc chấn thương tâm lý (stress); do rối loạn giấc ngủ hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Chứng đau nửa đầu có có thể do rối loạn giấc ngủ hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân thực sự nên không thể nào điều trị dứt điểm được căn bệnh này. Tuy nhiên việc năng tập thể dục như đi bộ, bơi, chơi cầu lông, tập các động tác thể dục nhẹ nhàng để làm cho máu lưu thông tốt hơn, chống béo phì, chống rối loạn tuần hoàn não sẽ giúp ích rất nhiều, giảm và nâng cao hiệu quả điều trị.
1. Tập luyện giúp giảm chứng đau nửa đầu như thế nào?
Nếu bạn bị chứng đau nửa đầu thường xuyên, bạn nên thực hiện một số bài tập từ 30 đến 45 phút mỗi ngày. Tập luyện giúp cơ thể giải phóng endorphin, một chất giảm đau. Khi tập luyện chăm chỉ, bạn sẽ ít bị chứng đau nửa đầu hơn.
Ngoài ra, nhờ một số bài tập thường xuyên giúp bạn duy trì cân nặng bình thường nhờ tiêu thụ năng lượng, giảm lượng mỡ thừa, giảm áp lực đè lên xương và khớp, giúp phòng chống các bệnh xương khớp.
Khi bạn khỏe hơn, bạn sẽ tự tin hơn phòng bệnh và ngăn ngừa bệnh trầm cảm; kích thích sản sinh các endorphin là chất dẫn truyền thần kinh tạo ra cảm giác sảng khoái hay gọi là sự hưng phấn của vận động viên.
Tương tự như vậy, tập luyện là cách tốt nhất để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh mạn tính mang lại những ích lợi tâm lý, tinh thần, loại bỏ các nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu.
2. Bài tập tốt cho chứng đau nửa đầu
2.1. Đứng gập người về phía trước
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng, hai tay để chéo trước ngực.
- Giơ thẳng hai tay lên cao, hướng toàn bộ cơ thể lên trên. Hít một hơi thật sâu.
- Từ từ ngả lưng ra sau. Thở ra, hạ tay xuống.
- Uốn cong phần thân trên về phía trước (cố gắng để tay chạm sàn).
- Vòng tay ra sau, chân thẳng, giữ nguyên tư thế trong vài giây, sau đó quay lại vị trí ban đầu.
Bài tập này giúp kéo giãn toàn bộ cột sống, tăng cường lưu lượng máu, hỗ trợ điều trị đau nửa đầu.
2.2. Ngồi gập mình
Cách thực hiện:
- Ngồi thoải mái, hai chân duỗi thẳng về phía trước.
- Hít vào, giơ hai tay lên cao rồi từ từ hạ thấp cơ thể, cố gắng sao cho hai tay chạm đến ngón chân hoặc đan hai bàn tay vào nhau rồi vòng qua bàn chân, đầu cúi thấp qua đầu gối.
- Giữ nguyên tư thế trong khoảng vài giây và trở về vị trí bắt đầu.
2.3. Nằm chân dựa tường
Cách thực hiện:
- Nằm thẳng, giơ chân lên cao sao cho phần mông và gót chân áp sát vào tường.
- Mở rộng cánh tay sang hai bên, lòng bàn tay hướng lên trên.
- Hít vào, thở ra thật sâu.
- Có thể đặt một chiếc đệm phần lưng dưới.
- Giữ nguyên tư thế trong 1 - 2 phút.
3. Lưu ý trong khi tập luyện
Trong khi thực hiện hãy để tâm trí và cơ thể được thư giãn, gạt bỏ tất cả lo lắng… điều này rất quan trọng đối với những người mắc bệnh đau nửa đầu.
Các bài tập trên giúp kéo giãn toàn bộ cột sống, tăng cường lưu lượng máu lên não và ổn định nhịp tim giảm bớt kích ứng (yếu tố) liên quan đến bệnh đau nửa đầu… tuy nhiên cần thực hiện đều đặn, thường xuyên và phải kiên trì tập luyện một khoảng thời gian nhất định mới có hiệu quả.
Mời bạn xem thêm video:
Phân biệt ba dạng đau đầu thường gặp.