1. Tầm quan trọng của việc tập luyện đối với thính lực
Theo BS. Hoài Châu - chuyên khoa tai mũi họng, tập thể dục là một trong những cách để cải thiện thính lực tự nhiên, giúp cải thiện ù tai và tăng thính lực. Tập luyện đều đặn giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, cung cấp oxy nuôi dưỡng thần kinh thính giác.
Các bài tập tốt cho thính lực cũng giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Hệ thống thính giác không bao giờ ngừng hoạt động, vì vậy, cần phải được cung cấp thường xuyên bởi các chất dinh dưỡng và oxy. Tập thể dục là cách để cung cấp dinh dưỡng và oxy giúp cải thiện và máu bơm tốt hơn cho hệ thống thính giác. Tập aerobic hay luyện tập yoga là một trong những cách rất tốt.
2. Một số bài tập giúp tăng cường thính lực
2.1 Tăng cường thính lực bằng cách lọc tiếng ồn
Bạn có thể luyện tập với âm nhạc từ các thiết bị khác nhau như TV, Laptop,.. Sau đó hãy nhờ bạn bè hoặc người thân ngồi bên cạnh nói chuyện. Lúc đó, hãy dành toàn bộ sự tập trung cho cuộc trò chuyện và bỏ qua những âm thanh từ các thiết bị khác.
Đây sẽ là thách thức với những người bị suy giảm thính lực khi nghe các cuộc trò chuyện trong các không gian có nhiều tiếng ồn lớn, gây mất sự tập trung. Tuy nhiên, cách làm này sẽ giúp bạn rèn luyện tính kiên nhẫn, kiểm soát được những âm thanh xung quanh tốt hơn.
2.2 Bài tập xác định vị trí âm thanh
Bài tập này tuy đơn giản những lại rất tốt cho sức khỏe tinh thần vì nó tăng khả năng kết nối và giúp bộ não giải thích thông tin từ tai một cách hiệu quả. Phương pháp này giúp bạn điều chỉnh tâm trí để có thể nghe rõ được những âm thanh từ bên ngoài môi trường.
Cách thực hiện:
Bạn tìm một nơi có không khí nhộn nhịp và có chỗ ngồi thoải mái.
Tiếp theo hãy nhắm mắt lại và dùng tâm trí để xác định được nguồn gây ra tiếng ồn khác nhau.
Nếu bạn đang gặp các khó khăn trong việc xác định âm thanh, hãy cố gắng tìm ra các vật thể phát ra những âm thanh lớn hoặc suy luận xem những vật dụng nào có thể phát ra những âm thanh như vậy. Tất cả những suy luận nhỏ này sẽ giúp bạn tìm ra được nguồn của tiếng ồn nhưng quan trọng hơn là nó giúp bạn tăng cường thính giác và cải thiện trí nhớ.
2.3 Chơi các trò chơi trí tuệ
Bạn có thể chơi các trò chơi trí tuệ để cải thiện tất cả các giác quan, bao gồm việc củng cố tâm trí. Hãy cải thiện khả năng phân biệt âm thanh bằng cách cải thiện chức năng tổng thể của nó. Các chuyên gia y tế đề xuất, người bị điếc tai, nghe kém có thể thực hiện một số các bài tập hoặc trò chơi để rèn luyện trí não như cờ vua, giải ô chữ, điền từ, hoặc học ngôn ngữ mới cũng giúp rèn luyện khả năng nghe và phân biệt âm thanh, từ đó giúp tăng cường khả năng cải thiện thính lực.
Có vô số các trò chơi cho một hoặc nhiều người chơi được xem là bài tập để tăng cường thính lực. Bất kỳ loại logic hoặc trò chơi chiến lược nào cũng có ích với khả năng nhận thức âm thanh của bạn.
Bài tập hình ảnh giúp tăng cường thính lực
2.4 Bài tập thở
Hít thở sâu cũng được chứng mình là một cách tăng cường thính lực hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Ngồi trên chiếc ghế thoải mái hoặc nằm ngửa.
- Tập trung vào hơi thở. Chú ý rằng, nó có nhịp thở điệu tự nhiên.
- Cố gắng thở theo nhịp sâu và đều. Hít qua mũi, giữ hơi thở một lúc, sau đó thở ra qua miệng. Đợi một lúc trước khi thở lại.
- Mỗi khi thở ra, hãy giải phóng một chút căng thẳng.
- Làm điều này trong vài phút cho đến khi bạn cảm thấy sẵn sàng cho các bước tiếp theo.
- Thực hiện bài tập thở trong khoảng 10-15 phút, bạn sẽ thấy tinh thần thoải mái hơn rất nhiều. Bài tập này sẽ giúp cải thiện được chứng ù tai và tăng cường thính lực một cách hiệu quả.
2.5 Bài tập cardio
Các bài tập aerobic có thể giúp luân chuyển máu từ các bộ phận ít hoạt động chuyển hóa của cơ thể, trong đó có các bộ phận và mô của tai trong.
Tăng cường thính lực bằng các bài tập thể dục là điều mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, có sự liên hệ giữa hệ thống tim mạch với khả năng hoạt động của các cơ quan và mô ở tai trong. Sức khỏe hệ tim mạch được nâng cao góp phần làm tăng độ tinh nhạy của thính giác.
Việc tập thể thao giúp tăng cường lưu thông máu, bao gồm các xương ở tai và các cơ bắp. Các chất dinh dưỡng như chất chống oxy hóa và các loại protein bảo vệ chúng ta khỏi tình trạng sốc nhiệt cũng theo dòng lưu thông đó, được truyền khắp các hệ thống trong cơ thể và giúp cải thiện thính lực.
Khi tập thể dục nhằm ngăn ngừa tình trạng mất thính lực, cần thực hiện các bài tập với nhiều hoạt động cơ bắp như đi bộ, đạp xe, bơi lội kéo dài ít nhất 20-30 phút/lần, duy trì thực hiện 5 ngày/tuần.
Các bài tập aerobic có thể giúp luân chuyển máu từ các bộ phận ít hoạt động chuyển hóa của cơ thể (các bộ phận và mô của tai trong) sang các bộ phận có nhiều hoạt động chuyển hóa hơn (các cơ xương tham gia quá trình tập luyện thể thao).
2.6 Tập Yoga
Tai cũng giống như các cơ quan, tế bào khác trong cơ thể luôn cần một lượng máu lưu thông đến để duy trì và ổn định. Quá trình này là cần thiết để các tế bào tóc nhận đủ oxy và các chất dinh dưỡng khác.
Việc luyện tập Yoga thường xuyên giúp toàn bộ cơ thể được thư giãn, vận động giúp đả thông khí huyết lưu thông vùng tai. Tích cực tăng cường lượng máu và oxy đến nuôi dưỡng các tế bào vùng tai.
2.6.1 Các tư thế Yoga giúp tăng thính lực hiệu quả
Tư thế ngồi thiền
Thiền là một cách đơn giản để cải thiện thính giác. Bài tập Yoga này giúp điều hòa khí huyết lưu thông đến tai, từ đó cải thiện thính giác hiệu quả.
Thiền giúp điều hòa khí huyết lưu thông đến tai, từ đó cải thiện thính lực hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Ngồi xếp bằng hoặc bắt chéo chân trên thảm tập
- Lưu ý giữ nguyên tư thế sao cho cổ và lưng thẳng hàng, hai tay thả lỏng đặt trên đầu gối
- Bắt đầu hít thở sâu và cảm nhận hơi thở một cách rõ ràng. Thiền trong 4-5 phút.
Tư thế em bé
Tư thế em bé là tư thế Yoga giúp tăng cường thính giác, từ đó sẽ giảm thiểu triệu chứng ù tai cho người tập. Mục đích chính của các bài tập yoga này là tăng cường lưu thông máu ở tai và não, tăng cường lưu thông máu giúp cải thiện chức năng thần kinh, loại bỏ chất thải và độc tố.
Tư thế em bé là tư thế Yoga giúp tăng cường thính lực.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu bằng tư thế ngồi thẳng, duỗi thẳng hai chân trên thảm tập. Sau đó, từ từ khép hai chân lại và ngồi trên gót chân. Điều chỉnh vị trí cho thoải mái tối đa.
- Từ từ nghiêng về phía trước và cúi xuống.
- Từ từ mở rộng hông và thư giãn giữa hai đùi.
- Mở rộng cánh tay thẳng qua đầu, thẳng hàng với đầu gối. Thư giãn vai của bạn trên sàn nhà.
- Tư thế này không đòi hỏi quá nhiều năng lượng hay kỹ thuật. Bạn chỉ cần thả lỏng cơ thể và thư giãn.
- Giữ nguyên tư thế trong 1-3 phút, tập trung vào hơi thở.
- Để kết thúc tư thế, thư giãn, hít thở đều và từ từ nâng người lên.
2.6.2 Tư thế trồng cây chuối
Những người thực hành tư thế cây chuối thường xuyên có xu hướng làm chậm nhịp thở và nhịp tim. Việc lộn ngược cơ thể giúp hít thở sâu, cung cấp nhiều oxy lên não.
Khi bộ não khỏe mạnh, các chức năng trong cơ thể được điều hòa và hoạt động tích cực hơn. Các rối loạn thần kinh, mắt, tai, mũi họng được cải thiện.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị động tác này trong tư thế em bé, ngồi duỗi thẳng chân trên thảm tập. Sau đó gập chân lại và ngồi trên thảm tập. Đưa cánh tay về phía sàn, dưới vai.
- Từ từ di chuyển, úp lòng bàn tay xuống sàn và đan vào nhau.
- Đồng thời đặt đỉnh đầu của bạn trên sàn, với phần sau đầu đặt trên hai bàn tay đang siết chặt của bạn.
- Cẩn thận nhấc chân khỏi sàn, uốn cong đầu gối về phía ngực. Sau đó từ từ duỗi thẳng đầu gối và chân về phía trần nhà. Chú ý trọng lượng cơ thể dồn lên khuỷu tay. Đảm bảo khuỷu tay không di chuyển.
- Giữ nguyên tư thế, thẳng lưng vì toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên đỉnh đầu và hai tay.
- Giữ nguyên tư thế trong 5 giây, sau đó tăng dần lên 5 phút.
3. Lưu ý khi tập luyện
Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào, đặc biệt là nếu có tiền sử bệnh lý, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tránh tập quá sức hoặc quá ít. Mục tiêu là duy trì một lối sống năng động và lành mạnh.
Khi tập luyện, hãy sử dụng tai nghe chống ồn hoặc giảm âm lượng để bảo vệ tai khỏi tiếng ồn lớn.
Khi tập các bài tập sức mạnh, cần khởi động kỹ trước khi tập để tăng tuần hoàn máu, làm giãn mạch máu, tăng hoạt động của khối cơ, tránh chấn thương. Ngoài ra, cần duy trì tập đều đặn và lâu dài mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
Tóm lại, tập luyện thường xuyên là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và bảo vệ thính lực. Bằng cách kết hợp tập luyện với một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống lành mạnh, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề về tai và tận hưởng một cuộc sống chất lượng hơn.
7 mẹo đơn giản giúp bạn trẻ hơn so với tuổi thật