Bài tập cho người mắc hội chứng tăng thông khí

10-08-2024 13:49 | Tra cứu bệnh

SKĐS – Tăng thông khí (Hyperventilation) được hiểu là hiện tượng quá trình hít và thở của người bệnh bị mất cân bằng. Bởi vậy, người mắc hội chứng này ngoài hướng dẫn, điều trị của bác sĩ cần có những bài tập bổ trợ nhằm phục hồi chức năng hô hấp và ngăn ngừa tái phát.

1. Cách tập không gây hại cho người mắc hội chứng tăng thông khí

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng người bệnh bị tăng thông khí có thể đến từ bệnh lý hoặc tâm sinh lý. Bởi vậy, nếu nguyên nhân gây ra hội chứng tăng thông khí là do lo lắng hoặc căng thẳng, hãy đến gặp bác sĩ tâm lý để tìm hiểu và điều trị tình trạng này. Hạn chế căng thẳng khi học tập. Giữ tâm lý bình tĩnh, tránh hoảng sợ.

Ngoài ra, một trong những cách điều trị tăng thông khí tại nhà đơn giản và hiệu quả đó là luyện tập hít thở hàng ngày. Bài tập này hỗ trợ cải thiện hoạt động của hệ hô hấp, trong đó có các cơ quan như phổi, khu vực lồng ngực

Vận động thể chất đều đặn cũng là phương pháp tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe tim mạch, cải thiện tình trạng tâm lý và giảm nguy cơ mắc các bệnh. Tuy nhiên, người mắc hội chứng này nên tập thể dục với cường độ phù hợp với thể trạng hiện tại và lựa chọn hình thức tập thể dục thích hợp.

Bài tập cho người mắc hội chứng tăng thông khí- Ảnh 1.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng người bệnh bị tăng thông khí có thể đến từ bệnh lý hoặc tâm sinh lý.

Người mắc hội chứng này nên tham khảo một số bài tập thể dục vừa sức như: tập yoga, đi bộ hoặc luyện tập vật lý trị liệu,… Các bài tập này khá nhẹ nhàng và hỗ trợ điều hòa huyết áp cũng như khả năng hô hấp.

Mặt khác, để đảm bảo an toàn khi tập thể dục, chú ý đến môi trường tập, điều kiện thời tiết. Tránh tập trong không khí ô nhiễm, khói bụi hoặc nơi có tác nhân kích thích khác có thể gây kích ứng.

2. Người bệnh đang ốm có nên tập không?

Bài tập cho người mắc hội chứng tăng thông khí- Ảnh 2.

Vận động thể chất đều đặn giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe tim mạch, cải thiện tình trạng tâm lý. Ảnh minh họa.

Tập luyện thể chất cường độ nhẹ đến vừa thường không gây vấn đề gì khi bạn chỉ mắc cảm thường và không bị sốt. Tuy nhiên, khi có một số triệu chứng, bạn không nên vận động mạnh để tránh tác động xấu.

Khi có các triệu chứng dưới đây, thông thường tập luyện không gây vấn đề gì. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước để có chế độ tập phù hợp.

  • Nếu là cảm nhẹ, không cần phải dừng tập thể dục nếu bạn cảm thấy đủ sức. Nếu bạn cảm thấy không đủ sức để theo kịp cường độ thường ngày, hãy giảm cường độ tập luyện.
  • Nghẹt mũi kèm theo các triệu chứng khác như ho có đờm hoặc tức ngực, người bệnh không nên tập luyện. Tuy nhiên, nếu chỉ là nghẹt mũi, bạn có thể tập bình thường. Tập luyện có thể giúp khơi thông đường mũi, giúp thở dễ dàng hơn.
  • Đau họng thường do nhiễm siêu vi như cảm thường hoặc cúm. Trong một số trường hợp, khi đau họng đi kèm với sốt, ho có đờm hoặc khó nuốt, bạn nên dừng tập một khoảng thời gian. Khi sức khỏe dần ổn định, dần tập lại với cường độ phù hợp và nhớ uống đủ nước giúp giảm đau họng khi tập thể dục.
  • Riêng với những triệu chứng như: Sốt; Ho có đờm, Ho kéo dài; Cúm thì người bệnh nên nghỉ ngơi, không tập thể dục để cơ thể phục hồi trở lại.

3. Thời điểm tập tốt trong ngày cho người mắc hội chứng tăng thông khí

Người mắc hội chứng này có thể thực hiện các bài tập hít thở, thể dục vào buổi sáng sau khi thức dậy. Đây là thời điểm thích hợp bởi không khí trong lành, chưa bị tác động nhiều bởi các hoạt động khác.

Không nên vận động thể chất quá nặng trong quá trình điều trị. Thay vào đó là hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện hô hấp và ổn định huyết áp. Một số trường hợp sẽ được hỗ trợ tập vật lý trị liệu hô hấp. Đặc biệt, người bệnh hãy tránh xa khói thuốc.

4. Những bài tập tốt cho người mắc hội chứng tăng thông khí

Học cách kiểm soát hơi thở và thở chậm lại:

Người bệnh nên luyện tập cách kìm chế bản thân bằng phương pháp hít vào từ từ đầy phổi, giữ không khí trong phổi 5 giây rồi thở ra từ từ. Áp dụng kĩ thuật này lặp đi lặp lại cho đến khi thấy hơi thở trở về mức bình thường.

Bài tập cho người mắc hội chứng tăng thông khí- Ảnh 3.

Tư thế ngồi cho đúng để giúp phổi hô hấp được tốt hơn.

Thở qua từng lỗ mũi:

Người bệnh đưa tay khum lại che miệng, dùng ngón tay bịt một bên mũi và xen kẽ hơi thở đổi bên qua từng lỗ mũi. Tư thế này sẽ giúp không khí được đưa ra ngoài chậm hơn.

Sử dụng túi giấy để thở:

Người bệnh nên chuẩn bị sẵn một túi giấy bên người. Khi phát bệnh lấy túi giấy che nhẹ vùng miệng và mũi, thở vào để đảm bảo khí CO2 không bị đưa ra hết ngoài không khí, sau đó hãy hít thở 12 lần với túi giấy và 12 lần thở ngoài không khí.

Tập thể dục thể thao thường xuyên:

Các bài tập thể dục như đi bộ nhanh, chạy trong khi thở vào và ra bằng mũi có thể hạn chế tăng thông khí. Rèn luyện các bài tập về cơ thể, tâm trí: tập Thái Cực quyền, yoga, thiền định hoặc khí công tối thiểu 1 tiếng/ngày có thể giúp bạn bình tâm, giải tỏa tâm lý và kiểm soát thở nhanh hiệu quả.

Ngồi đúng tư thế và thở:

Khi bạn hít thở và ngồi sai tư thế, sẽ khiến phổi không mở rộng được hết cỡ, hơi thở sẽ không được sâu từ đó sẽ làm giảm đi lượng ôxy trong máu. Bởi vậy, cần chỉnh sửa lại tư thế ngồi cho đúng để giúp phổi hô hấp được tốt hơn. Khi ngồi hãy giữ cho lưng luôn thẳng, hai chân duỗi ra thoải mái và đầu gối phải thấp hơn hông để khoang phổi được mở rộng hết mức...

Vaccine ngừa viêm phổi mớiVaccine ngừa viêm phổi mới

SKĐS - Trong khuyến nghị cập nhật về vaccine mới đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đã đưa vaccine liên hợp phế cầu khuẩn 21 giá trị (PCV21) vào danh sách lựa chọn cho những người có nguy cơ cao.

3 thời điểm vàng đi bộ đối với người cao tuổi, bí quyết sống khỏe _ SKĐS


BS CKII Lương Văn Phùng
PGĐ Bệnh viện phổi Nghệ An
Ý kiến của bạn