Bài tập cho người mắc bệnh mất trí nhớ

22-08-2024 06:52 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Giống như tăng cường cơ bắp cần thực hiện thường xuyên, trí nhớ cũng cần rèn luyện thông qua các bài tập thể chất để đạt hiệu suất tối ưu.

1. Các bài tập tốt cho người bệnh mất trí nhớ

Khiêu vũ: Bạn có thể tham gia một lớp khiêu vũ hay tập theo một điệu nhảy TikTok đang được lan truyền đều có thể khiến nhịp tim tăng lên, tăng cường lưu lượng máu lên não.

Và việc ghi nhớ một vài bước nhảy giúp kết nối giữa tâm trí và cơ thể, từ đó tăng cường trí nhớ.

Squats: Những động tác squats cũng làm tăng nhịp tim, giúp tăng cường khả năng tiếp nhận thông tin và khả năng ghi nhớ.

Bài tập cho người mắc bệnh mất trí nhớ- Ảnh 1.

Những động tác squats giúp tăng cường khả năng tiếp nhận thông tin và khả năng ghi nhớ. (Ảnh minh họa)

Đi bộ: Các nhà khoa học cho biết đi bộ rất tốt cho trí nhớ. Bạn có thể đi bộ dạo quanh khu phố và ghi nhớ lộ trình. Khi đã nhớ, bạn có thể thiết lập một lộ trình khác. Việc thay đổi và ghi nhớ này sẽ giúp não liên tục được hoạt động, từ đó giúp cải thiện chức năng não bộ và tăng cường khả năng ghi nhớ.

Sử dụng cầu thang bộ: Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc sắp xếp thời gian để thực hiện các hoạt động thể chất hay tập luyện thì nên thực hiện điều đó trong ngày bằng cách chọn cầu thang bộ thay vì thang máy, tại nhà, ở nơi làm việc hay bất kỳ nơi nào bạn đến.

Nếu bạn muốn thực hiện các hoạt động mạnh mẽ hơn thì có thể thử một số bài tập thể dục giúp tim đập mạnh như:

Bài tập HIIT: Loại bài tập ngắt quãng này sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi và thử thách trí nhớ bằng cách lặp lại một chuỗi các động tác liên hoàn.

Chạy bộ: Chạy bộ khiến tăng nhịp tim và lưu lượng máu, có thể giúp cân bằng cảm xúc cũng như trí nhớ, cải thiện sức khỏe não bộ.

Bơi lội: Một số nghiên cứu cho thấy bơi lội giúp cải thiện trí nhớ, chức năng nhận thức và tâm trạng. Ngoài ra, hoạt động này cũng có thể giúp hình thành các kết nối thần kinh mới, có khả năng cải thiện việc học tập, ghi nhớ.

Đạp xe trên đường: Tăng cường đạp xe thường xuyên với một số địa hình nghiêng, dù là ở ngoài trời hay trên xe đạp quay khiến tim đập mạnh, tăng cường lưu lượng máu lên não.

Ngoài các bài tập thể dục trên, bạn có thể rèn luyện trí nhớ và thử thách bản thân bằng cách không sử dụng công cụ chỉ đường khi đến nhà bạn hay chơi các trò chơi trí nhớ trên thiết bị di động… Giải ô chữ, số hoặc các loại câu đố khác.

Chơi các trò chơi trí nhớ trực tuyến hoặc trò chơi điện tử.

Đọc, viết hoặc đăng ký các lớp giáo dục dành cho người lớn tại địa phương.

2. Những lưu ý khi tập luyện cho người mất trí nhớ

2.1. Thời điểm tập tốt nhất trong ngày đối với người bệnh mất trí nhớ

Các yếu tố như nhiệt độ, mức năng lượng và chất lượng giấc ngủ đóng vai trò quyết định việc tập thể dục vào buổi sáng hay buổi tối là tốt nhất cho bạn.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, người bệnh mất trí nhớ nên tập tối thiểu 150 phút tập thể dục với cường độ vừa phải hoặc 75 phút tập thể dục nhịp điệu cường độ mạnh mỗi tuần, chia thành nhiều buổi. Việc bổ sung bài tập rèn luyện sức đề kháng 3 lần mỗi tuần có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho người bệnh.

2.2. Thời gian nào tốt nhất trong ngày nên tập thể dục?

Có nhiều yếu tố góp phần tạo nên một chương trình tập thể dục thành công, bao gồm thời gian trong ngày, địa điểm, loại hoạt động và môi trường xã hội. Nhưng tính nhất quán là yếu tố quan trọng nhất và có mối liên hệ chặt chẽ với việc đạt được kết quả tốt nhất giúp cho bộ não minh mẫn.

Tiếp đó là bạn phải xác định việc chọn một thời điểm cụ thể trong ngày phù hợp với sức khỏe cũng như thời gian luyện tập để bạn có thể duy trì lâu dài điều đó.

  • Những điều cần biết khi tập luyện buổi sáng

Nếu bạn là người thích dậy sớm thì tập thể dục buổi sáng có lẽ là tốt nhất vì bạn có nhiều khả năng đưa nó vào lịch trình của mình hơn. Nhưng thật tốt khi xem xét tất cả các yếu tố xung quanh việc tập thể dục vào buổi sáng và nó khác với tập luyện buổi tối như thế nào.

Một số ưu điểm của việc tập luyện vào buổi sáng gồm:

- Tăng cường trao đổi chất trước khi bạn bắt đầu ngày mới: Tập thể dục buổi sáng có thể khởi động quá trình trao đổi chất của bạn, giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn trong ngày - nếu đó là mục tiêu tập luyện của bạn.

- Tăng sự tỉnh táo: Hoạt động thể chất có thể làm tăng sự tỉnh táo và tập trung, điều này có thể mang lại lợi ích cho năng suất và tinh thần minh mẫn trong ngày.

- Cải thiện giấc ngủ: Tập thể dục buổi sáng thường xuyên có thể giúp điều chỉnh nhịp sinh học của bạn, từ đó giúp bạn ngủ ngon hơn khi đi ngủ vào buổi tối.

Một số nhược điểm của việc tập luyện vào buổi sáng:

- Hạn chế về thời gian: Tùy thuộc vào lịch trình của bạn, bạn có thể thấy khó khăn khi tập luyện trước khi làm việc hoặc các công việc khác vào buổi sáng.

- Thời tiết lạnh: Nếu bạn nhạy cảm với cái lạnh, tập thể dục vào buổi sáng trong mùa lạnh hơn có thể kém hấp dẫn hơn do nhiệt độ thấp hơn.

- Cứng cơ: Bạn có thể cần cho cơ thể thêm một chút thời gian để làm nóng cơ thể để thực hiện các thói quen buổi sáng. Đó là bởi vì ngay sau khi thức dậy, cơ thể bạn có thể gặp phải tình trạng cứng cơ ban đầu và giảm tính linh hoạt.

- Mức năng lượng thấp hơn: Đặc biệt nếu không quen với thói quen tập thể dục buổi sáng, bạn có thể cảm thấy uể oải hoặc có mức năng lượng thấp hơn vào buổi sáng, khiến bạn khó nỗ lực hết sức trong quá trình tập luyện.

- Có thể có vấn đề về tiêu hóa: Ăn quá gần thời điểm tập luyện buổi sáng có thể dẫn đến khó chịu về tiêu hóa, trong khi tập thể dục khi bụng đói có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho mọi người.

  • Những điều cần biết khi tập luyện buổi tối

Một số ưu điểm của việc tập luyện vào buổi tối:

Nhiều người nhận thấy sức mạnh, sức bền và hiệu suất thể chất tổng thể được nâng cao khi tập luyện buổi tối vì cơ bắp của họ được làm nóng và giúp bộ não tỉnh táo hơn.

Giúp giảm căng thẳng. Tập thể dục buổi tối có thể là một cách hiệu quả để thư giãn và giảm bớt căng thẳng sau một ngày dài, giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn.

Một số nhược điểm của việc tập luyện buổi tối:

Có thể bị gián đoạn giấc ngủ: Tập thể dục cường độ cao gần giờ đi ngủ có thể làm tăng nồng độ adrenaline và khiến một số người khó ngủ. Tuy nhiên, hiệu ứng này thay đổi từ người này sang người khác. Nói chung, tốt nhất không nên tập thể dục ít hơn một giờ trước khi đi ngủ.

Tập luyện buổi tối có thể bị trùng với các sự kiện xã hội, cam kết công việc hoặc trách nhiệm gia đình, khiến việc duy trì thói quen tập thể dục đều đặn trở nên khó khăn.

Quyết định tạo thói quen tập luyện có nghĩa là bạn đang đi đúng hướng. Cuối cùng, việc bạn quyết định tập thể dục vào buổi tối hay buổi sáng còn tùy thuộc vào sở thích cá nhân, lịch trình hàng ngày và cách cơ thể bạn phản ứng với việc tập thể dục.


Phương Nhi
Ý kiến của bạn