Bài tập cho người bị viêm tuyến nước bọt

23-10-2024 16:04 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ hỗ trợ những người bị viêm tuyến nước bọt cải thiện tình trạng bệnh mà còn giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.

1. Vai trò của tập luyện đối với người bệnh viêm tuyến nước bọt

Tập thể dục mỗi ngày có thể mang đến nhiều lợi ích cho việc kiểm soát bệnh viêm tuyến nước bọt, phòng ngừa nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh. 

Các động tác nhẹ nhàng, thư giãn và thiền giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Bệnh nhân viêm tuyến nước bọt nên hạn chế hoạt động mệt mỏi và căng thẳng, đặc biệt là hoạt động vận động quá sức. Tăng cường giấc ngủ đủ và thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bài tập cho người bị viêm tuyến nước bọt- Ảnh 1.

Viêm tuyến nước bọt không phải là bệnh lý quá nguy hiểm gây ảnh hưởng tính mạng, song không vì thế mà chủ quan để bệnh kéo dài mạn tính, hay tái phát các đợt cấp, cuối cùng phải phẫu thuật cắt tuyến nước bọt.

2. Một số bài tập tốt cho người bệnh viêm tuyến nước bọt

Tập thể dục nhẹ nhàng tốt cho người viêm tuyến nước bọt

Tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh.

Thực hiện các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, bơi lội để tăng cường sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch.

Giảm stress

Tham gia các hoạt động giảm stress như thiền, yoga hoặc các sở thích cá nhân để duy trì tâm trạng thoải mái và khỏe mạnh.

Nhai kẹo

Có thể nhai kẹo cứng hoặc kẹo cao su để kích thích tiết nước bọt.

Chườm ấm

Chườm ấm vùng bị ảnh hưởng có thể giúp giảm kích ứng và hỗ trợ người bệnh viêm tuyến nước bọt. Bệnh nhân cũng có thể đắp một miếng gạc ấm, khăn ướt lên vùng bị ảnh hưởng để giúp giảm bớt cảm giác khó chịu.

Xoa bóp các tuyến nước bọt

Massage vùng tuyến nước bọt bị tổn thương. Massage thật nhẹ nhàng vùng tuyến nước bọt để kích thích lưu thông dịch tuyến và ngăn ngừa tắc nghẽn.

Bài tập cho người bị viêm tuyến nước bọt- Ảnh 2.

Các biến chứng viêm tuyến nước bọt có thể để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ, chẳng hạn như: áp xe tuyến nước bọt, ung thư tuyến nước bọt, biến dạng mặt, tắc nghẽn đường thở, nhiễm trùng huyết…

3. Những lưu ý khi tập luyện đối với người bệnh viêm tuyến nước bọt

Theo ThS.BS Nguyễn Hy Quang – Chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện E, bệnh nhân viêm tuyến nước bọt cần đi khám bệnh sớm tránh tự ý điều trị dễ dẫn tới biến chứng áp xe. Trong quá trình điều trị có thể tập vuốt dọc theo đường đi ống tuyến nhưng cần bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn.

Khi bệnh có những biểu hiện bất thường, bệnh nhân cần tới bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời để tránh tình trạng bệnh diễn biến phức tạp.

Bài tập cho người bị viêm tuyến nước bọt- Ảnh 3.

Trong quá trình điều trị viêm tuyến nước bọt, bệnh nhân có thể tập vuốt dọc theo đường đi ống tuyến nhưng cần bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn.

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm tuyến nước bọt, người bệnh nên:

  • Chú ý uống nhiều nước để dễ tiết nước bọt.
  • Nước chanh được cho là kích thích tiết nước bọt
  • Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng tốt, tránh sờ nắn vùng tuyến nước bọt bị viêm.
  • Hạn chế việc ăn kẹo bánh, đồ ăn ngọt trước khi đi ngủ
  • Loại bỏ hết đồ ăn thừa còn dính trên răng sau khi ăn.
  • Dùng nước muối sinh lý để súc miệng đều đặn hàng ngày.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi ở nơi công cộng, bệnh viện...
Viêm tuyến nước bọt do đâu?Viêm tuyến nước bọt do đâu?

SKĐS - Tôi 47 tuổi. Mấy hôm nay tôi bị sưng và đau một bên mang tai. Đi khám bác sĩ nói tôi bị viêm tuyến nước bọt. Xin quí báo tư vấn nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh.


Diễm Hằng
Ý kiến của bạn