1. Vai trò của tập luyện đối với người bị giãn ống dẫn sữa
Bệnh giãn ống dẫn sữa là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt trong giai đoạn mãn kinh hoặc tiền mãn kinh. Đây là hiện tượng các ống dẫn sữa nằm sau quầng vú bị giãn rộng và có thể bị tắc nghẽn bởi các chất lỏng như sữa, chất béo hoặc tế bào chết.
Tình trạng này không phải là ung thư nhưng có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như tiết dịch từ núm vú, đôi khi kèm cảm giác đau hoặc sưng quanh vùng vú.
Nguyên nhân của giãn ống dẫn sữa chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng có liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên và sự thay đổi của mô vú theo thời gian.
Ở một số trường hợp, nhiễm trùng hoặc viêm có thể xuất hiện nếu vi khuẩn xâm nhập vào ống dẫn sữa bị tắc.
Điều trị thường bao gồm việc theo dõi định kỳ và dùng kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.
Phẫu thuật có thể được cân nhắc trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn.
Bên cạnh tuân thủ chế độ điều trị, các bài tập massage vú có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh bị giãn ống dẫn sữa, giúp cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ quá trình tự chữa lành của cơ thể.
Khi các ống dẫn sữa bị giãn, có thể tắc nghẽn bởi chất dịch, việc thực hiện massage nhẹ nhàng giúp kích thích dòng chảy của dịch bên trong ống dẫn, giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn, giảm cảm giác đau nhức hoặc sưng tấy ở vùng vú.
Massage còn giúp giảm căng thẳng, cải thiện sự thoải mái của người bệnh. Các động tác xoa bóp nhẹ nhàng, đều đặn có thể làm cho giãn cơ, giảm áp lực tại khu vực xung quanh ống dẫn sữa bị giãn.
Ngoài ra, massage thường xuyên cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp oxy và dưỡng chất cho các tế bào, từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi mô vú, ngăn ngừa viêm nhiễm.
Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện massage đúng cách, không gây tác động mạnh hoặc làm tổn thương thêm vùng vú.
2. Các bài tập tốt cho người bị giãn ống dẫn sữa
Bài tập 1: Massage ngực theo vòng xoắn ốc
- Cách thực hiện:
+ Hai lòng bàn tay xoa vào nhau tạo độ nóng, sau đó áp vào một bên bầu ngực bằng cả hai tay, rồi đẩy từ từ ngược từ phía dưới lên trên.
+ Nâng bầu ngực bằng một tay hướng về vai cổ, xoa bóp từ chân ngực lên đầu ngực theo hình xoắn ốc bằng tay còn lại.
+ Thực hiện động tác massage ᴠới lực đẩy đều tay từ 10 - 15 lần mỗi bên ngực, lưu ý không chà sát quá mạnh.
- Tác dụng: Tăng cường lưu thông máu đến các mô vú và kích thích các ống dẫn sữa, giúp hạn chế tình trạng dịch ứ đọng. Động tác này còn có thể làm giảm sưng, giảm cảm giác đau nhức.
Bài tập 2: Massage đẩy từ dưới lên
- Cách thực hiện:
+ Đặt bàn tay lên phía dưới bầu ngực, lòng bàn tay hướng lên trên. Ngón tay có thể hơi khép lại, ôm lấy phần chân vú.
+ Dùng lòng bàn tay và các ngón tay nhẹ nhàng đẩy bầu ngực lên phía trên. Bắt đầu từ phía chân vú, đẩy từ dưới lên đến phần quầng vú.
+ Di chuyển tay theo chiều dọc từ phía dưới lên trên mà không tạo quá nhiều áp lực, giữ cho các chuyển động nhẹ nhàng và đều đặn.
+ Sau mỗi lần đẩy, thả lỏng tay trở về vị trí ban đầu và lặp lại động tác.
Thực hiện từ 5 - 10 lần cho mỗi bên ngực.
- Tác dụng: Bài tập này giúp cải thiện sự lưu thông máu trong mô vú, tăng cường cung cấp oxy và dưỡng chất cho các tế bào. Động tác nhẹ nhàng giúp giảm căng thẳng, mang lại cảm giác thoải mái cho vùng vú.
Bài tập 3: Bài tập massage tròn quanh quầng vú
- Cách thực hiện:
+ Dùng các ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa) nhẹ nhàng xoa bóp theo vòng tròn xung quanh quầng vú. Bắt đầu từ mép ngoài của quầng vú và di chuyển từ từ vào trong, tạo thành các vòng tròn nhỏ dần.
+ Thực hiện các chuyển động theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 1 - 2 phút.
+ Sau đó, thực hiện ngược chiều kim đồng hồ với cùng thời lượng.
- Tác dụng: Bài tập massage tròn giúp di chuyển các chất dịch hoặc sữa còn tích tụ, từ đó hạn chế tắc nghẽn trong các ống dẫn sữa. Động tác nhẹ nhàng giúp giảm đau nhức và làm mềm các mô quanh quầng vú, làm dịu cảm giác khó chịu.
Bài tập 4: Bài tập day ấn huyệt
- Cách thực hiện:
+ Xác định vị trí các huyệt:
Thiên tông: Chỗ lõm giữa xương bả vai hai bên.
Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
Nhũ căn: Ở giữa gian sườn 5, thẳng dưới đầu vú, cách đường giữa ngực 4 thốn.
Đản trung: Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua hai đầu núm vú.
+ Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ ấn nhẹ nhàng vào huyệt, sau đó day huyệt theo chuyển động tròn từ 1 - 2 phút/huyệt.
- Tác dụng: Day ấn các huyệt trên có tác dụng kích thích lưu thông máu ở khu vực vú, hỗ trợ giảm sưng, giảm tắc nghẽn trong ống dẫn sữa, đồng thời làm giảm căng thẳng, hỗ trợ cân bằng năng lượng cho cơ thể.
3. Lưu ý khi thực hiện các bài tập massage
- Vệ sinh sạch sẽ vùng ngực trước khi bắt đầu bài massage nhằm lấy đi bụi bẩn, tế bào chết. Đồng thời giúp giãn nở lỗ chân lông, nâng cao hiệu quả bài tập.
- Thực hiện các động tác khởi động giúp làm nóng cơ thể, lưu thông khí huyết, giúp các bài tập đạt kết quả nhanh chóng hơn.
- Nên sử dụng thêm các loại dầu olive, tinh dầu, kem massage chuyên dụng hoặc dầu dừa để tránh làm tổn thương vùng ngực do việc cọ xát quá mạnh.
Ngoài ra, trước mỗi bài tập, hãу chà hai lòng bàn tay vào nhau để làm nóng, nâng cao hiệu quả xoa bóp.
- Thời gian thích hợp để masѕage là ᴠào buổi sáng hoặc tối. Mỗi lần thực hiện 15 - 20 phút và kiên trì trong 30 ngày.
- Trước và sau khi massage, nên vệ sinh sạch sẽ vùng vú giúp hạn chế sự xâm nhập của ᴠi khuẩn, không gây viêm nhiễm cho vùng ngực.
- Nếu đang gặp tình trạng viêm nhiễm nặng, sưng đỏ hoặc sốt, nên ngừng massage ngay lập tức và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Massage trong trường hợp viêm nhiễm có thể làm lây lan nhiễm trùng và làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Không nên tiến hành các động tác massage ngực trong thời kỳ kinh nguуệt vì có thể làm ngực tổn thương do giai đoạn này ngực đang căng cứng.
- Kết hợp chế độ tập luyện và ăn uống để có thể đạt hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Đơn giản mà hiệu quả: Thử ngay bài tập hít thở giúp cải thiện tình trạng bệnh "Hay quên".