1. Vai trò của tập luyện đối với người bệnh trĩ ngoại
Các bài tập hỗ trợ điều trị cho người bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng không chỉ tốt với người bệnh mà còn mang lại lợi ích đối với sức khỏe tổng thể. Tập luyện giúp người bệnh thư giãn tinh thần đồng thời nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
Các bài tập giúp cho người bệnh trĩ có khả năng hỗ trợ tăng cơ lực vùng hạ vị, từ đó, thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể để giảm kích thước, co búi trĩ. Các bài tập tốt cho người bệnh trĩ ngoại thường là các bài tập nhẹ nhàng, không gây áp lực lên vùng hậu môn. Bệnh có thể tiến triển tốt nếu người bệnh kiên trì tập luyện, trong thời gian khoa học.
2. Một số bài tập tốt cho người bệnh trĩ ngoại
Theo ThS. BS Phạm Bá An - Khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Việt Đức khuyến cáo, bệnh nhân bị trĩ ngoại cần đi khám bệnh sớm tại các cơ sở uy tín, tránh tự ý điều trị tại nhà dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
Trong quá trình điều trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có một chế độ tập luyện phù hợp. Bệnh nhân có thể tập luyện môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội…. Không nên tập các bài thể thao nặng, gây áp lực lên ổ bụng và tầng sinh môn.
3. Gợi ý một số bài tập cho người bị trĩ ngoại
3.1. Bài tập đi bộ tốt cho người bị bệnh trĩ ngoại
Một bài tập vô cùng đơn giản mà người bệnh có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi chính là đi bộ. Đi bộ mang lại rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe giúp cải thiện chức năng xương khớp, thư giãn, cải thiện hô hấp mà còn hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ rất tốt. Mỗi ngày, bệnh nhân nên dành 30 phút đi bộ vào buổi sáng, chiều hoặc tối để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trĩ cũng như cải thiện tình trạng bệnh trĩ ngoại.
3.2. Bài tập bằng tư thế Balasana
Tư thế Balasana giúp tăng lưu thông xung quanh hậu môn đồng thời làm giảm táo bón nhờ việc thư giãn lưng dưới, hông và chân của người bệnh. Đặc biệt, bài tập này còn giúp xoa bóp các cơ quan nội tạng giúp giảm áp lực lên vùng bụng dưới. Để thực hiện bài tập này người bệnh hãy thực hiện theo các bước dưới đây:
Đầu tiên ngồi về phía sau, đặt hông trên gót chân.
Mở rộng cánh tay ra trước mặt hoặc thả lỏng chúng dọc theo cơ thể.
Giữ nguyên vị trí này trong tối đa 5 phút sau đó trở về trạng thái ngồi ban đầu.
3.3. Bài tập chống chân lên tường (Viparita Karani)
Viparita Karani là một trong những những bài tập yoga tốt cho người bị bệnh trĩ ngoại. Tư thế này giúp thúc đẩy tuần hoàn đến hậu môn, đồng thời chúng còn giúp giảm bớt sự khó chịu và kích ứng. Các bước thực hiện bài tập Viparita Karani như sau:
Đầu tiên, mọi người ngồi bên cạnh một bức tường, sau đó nằm ngửa ra sau và đặt hai chân lên tường.
Đặt cánh tay ở bất kỳ vị trí nào mà mọi người cảm thấy thoải mái hoặc tự xoa bóp bụng nhẹ nhàng. Giữ nguyên tư thế này trong tối đa 15 phút sau đó thả lỏng cơ thể.
3.4. Bài tập co cơ sàn chậu
Bài tập co cơ sàn chậu giúp thư giãn cơ vòng hậu môn và ngăn ngừa việc rặn khi đi tiêu. Chính vì vậy bài tập này được đánh giá là một trong những bài tập tốt cho người bị kiết lỵ và bệnh trĩ ngoại. Các bước tập bài tập cơ sàn chậu như sau:
Nằm ngửa hoặc ngồi trên sàn. Co cơ hậu môn lại như đang ngăn mình thải khí. Giữ nguyên sự co thắt này trong 5 giây. Thực hiện siết và thư giãn các cơ nhanh nhất có thể. Tiếp tục càng lâu càng tốt. Thư giãn trong 10 giây sau đó lặp lại 5 lần bài tập.
Lưu ý: Người bệnh nên thực hiện bài tập này từ 2 - 4 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Những bài tập nên tránh khi mắc bệnh trĩ ngoại
Các bài tập làm tăng áp lực lên vùng nhạy cảm: Cưỡi ngựa; đạp xe; chèo thuyền;…
Các bài tập đòi hỏi phải nín thở để tăng áp lực (động tác Valsava) làm cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn: Cử tạ; tập gym
5. Một số lưu ý khi tập luyện đối với người bệnh trĩ ngoại
Ngoài những bài tập đã được đề cập ở trên, người bệnh nên lưu ý một số điều để có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ ngoại như sau:
Luôn vệ sinh vùng hậu môn khô và sạch sẽ. Khi có thể, mọi người hãy ngồi trên gối hoặc đệm để giảm áp lực lên hậu môn.
Dùng nước ấm để vệ sinh vùng hậu môn khi tắm, tránh sử dụng xà phòng.
Sau khi đi vệ sinh, nên dùng nước hoặc khăn ướt rửa sạch vùng hậu môn.
Tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian quá dài bao gồm cả việc đi tiêu lâu.
Tránh rặn mạnh hoặc nín thở khi đi tiêu.
Uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt…