Hà Nội

Bài tập cho người bệnh ung thư vú

BS. TS. Phạm Thanh Bình

BS. TS. Phạm Thanh Bình

29-10-2024 16:20 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Tập thể dục không chỉ an toàn trong và sau khi điều trị ung thư vú mà còn cải thiện suy nghĩ của bản thân và các chức năng cơ thể. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị ung thư vú tập thể dục thường xuyên giúp tinh thần thoải mái từ đó giúp bệnh tình cải thiện.

Bài viết này được tham vấn bởi Hội đồng thẩm định   

1. Tác dụng các bài tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú

1.1 Giúp lấy lại cảm giác và cử động ở cánh tay

Bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật ung thư vú sẽ cảm thấy đau và cứng ở cánh tay làm cho các cử động sinh hoạt hằng ngày gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân thậm chí cũng có thể mất cảm giác ở cánh tay bị ảnh hưởng. Lúc này, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng khi tập thể dục, nếu không, có thể làm xấu đi tình trạng cánh tay của mình. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tránh nâng các vật nặng, trừ khi bác sĩ nhận định rằng bạn đã hồi phục hoàn toàn.

Các bài tập cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú sẽ giúp bệnh nhân lấy lại cảm giác và cử động của cánh tay mà không để lại ảnh hưởng xấu.

1.2 Giúp tăng cường cơ ngực và giảm sự hình thành mô sẹo ở người bệnh

Tập thể dục thường xuyên, đúng cách có thể giúp bạn sở hữu vòng một săn chắc, giúp tăng cường cơ ngực. Những bài tập được thiết kế để cải thiện tầm cử động (tính linh hoạt), sức mạnh của vai và cánh tay của bạn. Nó có thể giúp làm giảm độ cứng trong vai và giảm sự hình thành mô sẹo.

1.3 Hỗ trợ giúp bệnh tiến triển tốt hơn

Tập thể dục không chỉ an toàn trong và sau khi điều trị ung thư vú mà còn cải thiện suy nghĩ của bản thân và các chức năng cơ thể. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị ung thư vú tập thể dục thường xuyên, bệnh tình sẽ tiến triển tốt hơn so với người không tập.

1.4 Giúp cải thiện tâm trạng thể chất và cảm xúc

Phụ nữ bị ung thư vú nếu tập thể dục trong thời gian điều trị sẽ có nhiều năng lượng hơn và không tăng cân nhiều như những bệnh nhân không tập luyện. Việc luyện tập sẽ giúp cải thiện tình trạng thể chất lẫn cảm xúc.

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 1.

Các bài tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú có nhiều công dụng với sức khỏe. Ảnh: Internet

2. Gợi ý các bài tập luyện cho người bệnh ung thư vú

2.1. Gợi ý các bài tập chung cho người bệnh ung thư vú sau phẫu thuật

2.1.1 Tuần đầu sau phẫu thuật

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 2.

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 3.

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 4.

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 5.

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 6.

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 7.

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 8.

2.1. 2 Tuần thứ 2 sau phẫu thuật

Mỗi ngày người bệnh tập 02 lần, có thể tập ở tư thế đứng, ngồi hoặc nằm. Mỗi động tác tập bắt đầu 05 lần sau đó tăng dần hàng ngày cho tới khi được 10 lần.

Khi tập người bệnh có thể thấy căng nhưng không được gây đau. Tập cho tới khi đạt được tầm vận động bình thường của khớp vai (khoảng 06 tuần)

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 9.

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 10.

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 11.

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 12.

2.1. 3. Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6 sau phẫu thuật

Khoảng 3-6 tuần sau phẫu thuật là giai đoạn đầu của lành vết thương, và sau khi tháo bỏ dẫn lưu. Người bệnh tránh nâng, nhấc các vật nặng trên 0,5kg bằng tay bên mới mổ.

Các bài tập không được gây đau hoặc gây châm chích, trong khi tập nếu các triệu chứng này xuất hiện cần dừng tập ngay.

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 13.

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 14.

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 15.

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 16.

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 17.

2.2 Gợi ý 10 bài tập phục hồi thể chất sau phẫu thuật đoạn nhũ

Phẫu thuật đoạn nhũ là chỉ định dành cho bệnh nhân ung thư vú không thể phẫu thuật bảo tồn (giữ lại tuyến vú); không muốn tái tạo vú tức thì do bệnh lý hoặc một số lý do cá nhân và gia đình.

Thực hiện những bài tập phục hồi thể chất sau phẫu thuật đoạn nhũ sau đây 3 lần một ngày. Mỗi động tác làm 5 -10 lần.

2.2.1. Bài tập chải tóc

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 18.

Đặt khủyu tay bên bệnh trên bàn, giữ cổ thẳng. Trước tiên chải tóc ở một bên đầu, dần dần chải hết toàn bộ đầu. Bệnh nhân cần kiên trì thực hiện thường xuyên, nhưng ngược lại đừng cố làm quá mức.


2.2.2. Bài tập đong đưa cánh tay

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 19.

Đặt cánh tay lành lên lưng của ghế, gập lưng, trán tựa vào tay lành trên ghế. Thả lỏng tay còn lại xuống dưới, lắc lư nhẹ nhàng để khớp vai đánh đu ra trước, ra sau, rồi sang trái, sang phải; tiếp đó là xoay tròn. Từ từ, bệnh nhân có thể nới rộng biên độ của các cử động này bằng cách đánh đu cánh tay cho đến khi cảm thấy thật sự thả lỏng.

2.2.3. Bài tập với dây

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 20.

Buộc một sợi dây vào tay cầm cánh cửa. Cầm đầu dây còn lại kéo căng sợi dây và xoay vòng cánh tay. Ban đầu, bệnh nhân đứng xa để xoay những vòng tròn nhỏ, cố gắng cử động toàn bộ cánh tay. Làm 5 lần, rồi xoay theo chiều ngược lại cũng 5 lần. Khi đã thuần thục động tác, bệnh nhện tiến gần sát cánh cửa để xoay những vòng tròn lớn hơn.

2.2.4. Bài tập cài áo ngực

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 21.

Dang 2 cánh tay ra 2 bên, từ từ hạ cẳng tay xuống 2 bên, dưa từ từ ra sau lưng. Tiếp đó, nâng cẳng tay lên sau lưng ngang mức áo ngực của bạn.

2.2.5. Bài tập nâng cánh tay

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 22.

Nằm xuống để 2 vai thả lỏng. Nắm 2 bàn tay phía trước bụng rồi đưa 2 bàn tay lên cùng lúc. Cố gắng nâng cao qua đầu và luôn giữ cho khuỷu tay thẳng. Hạ từ từ hai cánh tay thấp xuống và thực hiện lặp lại động tác này.

2.2.6. Bài tập trèo tường

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 23.

Đứng sát và quay mặt vào tường với 2 chân dạng rộng ngang vai, để giữ thăng bằng. Đặt 2 bàn tay đặt lên tường ngang vai, sau đó đưa lần lượt từng tay lên cao hơn, tay vẫn chạm tường. Trượt nhẹ 2 bàn tay về ngang mức vai rồi lại đưa lên từ từ. Làm động tác này vài lần trong ngày. Đánh dấu độ cao mỗi lần đạt được và cố gắng cao hơn ở những lần tập sau.

2.2.7. Bài tập cho bàn tay

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 24.

Chuẩn bị một quả bóng cao su, cầm trong lòng bàn tay bên vừa phẫu thuật, bóp nhẹ nhàng quả bóng rồi buông ra. Lặp lại nhiều lần.

2.2.8. Bài tập với túi nhỏ

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 25.

Tay phải cầm túi nhỏ đưa từ từ lên và hướng ra sau đầu, tay trái hạ thấp sau lưng. Thả túi xuống để tay trái hứng lấy túi. Thực hiện 5 lần, sau đó đổi tay.

2.2.9. Bài tập với khăn bông

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 26.

Cầm hai đầu của khăn bông to, đưa khăn về sau lưng và làm động tác giống như đang lau khô lưng. Sau đó đổi tay.

2.2.10. Bài tập cho khuỷu và cánh tay

Bài tập cho người bệnh ung thư vú- Ảnh 27.

Gập khuỷu tay, rồi đặt 2 bàn tay lên vai. Nâng khuỷu tay lên từ từ cho đến khi bạn cảm giác độ căng thì hạ khuỷu tay xuống. Bạn có thể dùng tay lành để đỡ cho tay bên phẫu thuật để thực hiện động tác dễ dàng hơn.

3. Những lưu ý khi tập luyện phục hồi ở người bệnh ung thư vú

3.1 Khởi động chậm với người chưa bao giờ tập luyện

Nếu trước đây chưa từng tập thể dục, cơ thể của bạn có thể vận động khá chậm như chân di chuyển chậm hoặc cơ bụng yếu. Bạn nên nhớ rằng ung thư vú không phải là nguyên nhân của những vấn đề. Bạn càng khỏe mạnh bao nhiêu, bạn càng có thể phục hồi nhanh chóng và hiệu quả bấy nhiêu. Cường độ tập thể dục trong thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể của bạn. Vì vậy, nếu bạn chưa tập thể dục trước đây, bạn cần phải khởi động rất chậm và cẩn thận, ngoài ra chỉ được phép tập sau khi được sự cho phép của bác sĩ.

3.2 Nên duy trì tập luyện với người đã từng luyện tập trước đó

Nếu bạn đã từng tập thể dục trước đây, hãy giữ thói quen này để giúp bản thân không cảm thấy quá nhiều xáo trộn do bệnh gây ra.

3.3 Nên mặc áo ngực thể thao vừa vặn

Khi tập, bạn duy trì kỹ thuật phù hợp, tuân thủ kỷ luật, thực hiện thường xuyên để kết quả mong muốn. Trong quá trình tập luyện nên mặc áo ngực thể thao vừa vặn để da ngực không bị giãn do chuyển động.

3.4 Luôn theo dõi cảm nhận cơ thể và nghỉ ngơi khi cần thiết

Tìm một huấn luyện viên cá nhân đã từng làm việc với những người bệnh nhân ung thư vú để giúp bạn bắt đầu thực hiện và chỉ cho bạn những lưu ý. Tìm hiểu về phù bạch huyết và theo dõi các triệu chứng. Dựa vào giác quan. Bạn là người duy nhất biết bản thân đang thực sự cảm thấy như thế nào. Đừng quá cố gắng tập mà hãy nghỉ ngơi khi cần thiết.

Với người bệnh ung thư vú đã được phẫu thuật tái tạo, hãy thảo luận về thời gian của các bài tập với nhóm phẫu thuật tái tạo của bạn. Với những bệnh nhân có gắn ống thoát dịch ở vết mổ hãy tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi tập. Sau đó, nên tham khảo thêm ý kiến chuyên gia trị liệu để biết được bài tập nào phù hợp nhất với thể trạng riêng của mình.


TS.BS Phạm Thanh Bình
Ý kiến của bạn