1. Vai trò của tập luyện đối với người bệnh
Theo đó, các lựa chọn điều trị chứng ù tai bao gồm dùng thuốc, tập thể dục và liệu pháp âm thanh. Các bài tập nhắm vào cơ cổ có thể giúp giảm triệu chứng bằng cách giảm căng thẳng và cải thiện tuần hoàn, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Mặc dù các bài tập cổ và các kỹ thuật xoa bóp liên quan không thể chữa khỏi chứng ù tai nhưng chúng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng.
Tập thể dục có thể mang đến nhiều lợi ích cho việc kiểm soát chứng ù tai. Các kỹ thuật thư giãn và thiền giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, một tác nhân lớn gây ù tai. Các bài tập làm tăng nhịp tim không chỉ giúp tim khỏe mạnh mà còn làm tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, bao gồm cả tai của bạn, để giúp giảm tiếng chuông.
Bên cạnh đó, để giảm các triệu chứng ù tai, người bệnh có thể tập thể dục một mình hoặc tìm kiếm hướng dẫn chuyên nghiệp. Cho dù bạn chọn làm việc thoải mái trong nhà hay trong phòng thu, tập thể dục thường xuyên và luyện tập chánh niệm sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời sức khỏe tổng thể.
2. Một số bài tập tốt cho người bệnh ù tai
Theo ThS.BS Nguyễn Hy Quang – Chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện E, đối với nhiều người, triệu chứng ù tai được cải thiện khi điều trị nguyên nhân cơ bản hoặc bằng các phương pháp điều trị khác làm giảm hoặc che lấp tiếng ồn, khiến chứng ù tai ít được chú ý hơn.
Liệu pháp âm thanh: Lắng nghe âm thanh bên ngoài (tiếng gió, tiếng sóng...), nghe bản nhạc, nhạc không lời với "âm thanh nền nhẹ nhàng", sẽ giúp người bệnh dễ chịu, che lấp tiếng ù trong tai. Ngoài ra, âm thanh của máy điều hòa không khí hoặc quạt cũng có thể hữu ích, đặc biệt là khi đi ngủ.
Ngoài ra, có thể sử dụng máy trợ thính khử tiếng ù (nguyên lý: máy sẽ quét, đo và phát ra âm thanh có cùng tần số với tiếng ù để che lấp tiếng ù đó), máy tạo tiếng ồn trắng.
Bài tập hàm hỗ trợ điều trị bệnh ù tai
Mở hàm thật rộng, lấy đầu lưỡi chạm vào vòm miệng. Cuộn đầu lưỡi vào phía trong amidan, giữ như vậy trong vài giây. Sau đó từ từ đưa lưỡi ra vị trí xa nhất và giữ. Lặp đi lặp lại bài tập này vài lần, duy trì trong nhiều ngày sẽ thấy triệu chứng ù tai trái giảm cải thiện đáng kể.
Bước 1: Đầu tiên, mở hàm của bạn càng rộng càng tốt, và trong khi ở vị trí này, chạm vào vòm miệng bằng đầu lưỡi. Di chuyển đầu lưỡi về phía amidan của bạn, giữ như vậy trong vài giây, sau đó đưa lưỡi ra xa nhất có thể và giữ. Lặp lại bài tập này 4 - 5 lần.
Bước 2: Tiếp theo, ngồi thẳng và di chuyển cằm lên xuống 20 lần trong một động tác gật đầu. Sau đó di chuyển cằm sang bên 20 lần như thể lắc đầu. Lặp lại bài tập này 3 lần và lưu ý rằng, khi làm không nên quá căng cổ.
Bước 3: Đứng trước gương và giữ cằm bằng cả hai tay. Mở rộng miệng và chạm đầu lưỡi lên đỉnh miệng và từ từ di chuyển hàm lên xuống. Thêm lực cản nhẹ vào hàm bằng tay và lặp lại chuyển động trong 1 phút. Bài tập này có thể được lặp lại ba lần mỗi ngày.
Bước 4: Ngồi thẳng và mở rộng hàm, nhưng giữ cho chúng thư giãn. Mở miệng ra, nghiêng đầu về phía sau cho đến khi bạn nhìn lên trần nhà, hít sâu và sau đó thở ra từ từ trước để trở về vị trí bắt đầu.
Bài tập cổ
Thực hiện các bài tập cổ có thể giúp ích cho những ai bị ù tai, đặc biệt là người có vấn đề về cổ. Bài tập này làm căng cơ, góp phần giảm các triệu chứng ù tai hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
Bạn nằm ngửa trên sàn nhà. Từ từ kéo đầu lên sao cho vuông góc với người. Đầu của bạn không cần phải đến ngực. Làm điều này nhiều lần nhất có thể.
Lặp lại thao tác này sang một bên bằng cách di chuyển đầu của bạn từ bên này sang bên kia nhiều lần.
Nên bắt đầu chậm khi lần đầu tiên bắt đầu các bài tập này. Cần khởi động cổ trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào để không bị mỏi.
Các bài tập yoga giúp giảm ù tai
Yoga giúp tăng cường lưu thông máu trên toàn cơ thể, giảm căng thẳng. Các tư thế yoga sau đây được thiết kế để giúp thư giãn những cơ bắp của đầu và cơ thể. Mỗi tư thế có thể được thực hiện trong 1 - 5 phút.
Bạn ngồi trên sàn hoặc giường với hai chân duỗi thẳng trước mặt và gập đầu gối nếu cần thiết để giữ cho cột sống không bị tròn.
Uốn cong đầu gối phải và mở rộng hông (tạo ra một số bốn bằng hai chân của bạn) đưa lòng bàn chân phải vào đùi trong bên trái của bạn. Cố gắng giữ đầu gối phải xuống. Hít vào và kéo dài cột sống. Thở ra khi bạn uốn cong về phía trước từ hông qua chân trái. Đặt hai tay ở bên chân trái khi bạn nhìn theo hướng chân trái và thở ra từ từ. Lặp lại ở phía bên kia.
Sử dụng tiếng ồn trắng
Tiếng ồn trắng ở đây là những âm thanh "lành mạnh", mang đến sự thư giãn và dễ chịu cho người nghe. Chẳng hạn như băng ghi âm tiếng nước chảy, tiếng mưa rơi, tiếng sóng biển,… hoặc các bản hòa tấu, nhạc không lời.
Nghiệm pháp "tiếng trống trời"
Là một hình thức xoa bóp để kích thích thính giác. Từ đó, cải thiện chứng ù tai cũng như gia tăng khả năng nghe. Cách thực hiện như sau:
Nghiệm pháp này có thể mang lại hiệu quả cao nếu thực hiện đúng cách như trên. Và kiên trì tập mỗi ngày 3 lần, mỗi lần tập thực hiện lặp đi lặp lại 3 lần. Cách thực hiện:
Úp 2 lòng bàn tay lên vành tai và ống tai sao cho các ngón tay hướng về phía sau đầu, ôm sát vùng chẩm.
Lần lượt gõ các ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út vào vùng chẩm để tai có thể nghe thấy âm thanh gõ này. Liên tục gõ 60 cái rồi dừng.
Ép lòng bàn tay lên vành tai và ống tai thật mạnh rồi buông ra. Lúc này, người tập có thể nghe thấy tiếng “rắc” vang lên. Thực hiện 9 lần.
3. Những lưu ý khi tập luyện đối với người bệnh ù tai
Đối với những người bị ù tai, đặc biệt là những người có bệnh nền hoặc đang gặp chấn thương khi thực hiện tập luyện tại nhà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia.
ThS.BS Nguyễn Hy Quang chia sẻ thêm, trong nhiều trường hợp, ù tai là hiện tượng không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp ngăn ngừa một số loại ù tai.
Sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác
Theo thời gian, việc tiếp xúc với âm thanh lớn có thể làm tổn thương các tế bào thần kinh ở tai trong, gây giảm thính lực và ù tai. Cố gắng hạn chế tiếp xúc với âm thanh lớn và nếu bạn không thể tránh những âm thanh lớn, hãy sử dụng thiết bị bảo vệ tai để giúp bảo vệ thính giác của bạn.
Nếu bạn sử dụng cưa xích, là một nhạc sĩ, hoặc làm việc trong ngành sử dụng máy móc ồn ào, sử dụng súng (đặc biệt súng lục, súng ngắn), hãy luôn đeo thiết bị bảo vệ thính giác qua tai.
Tránh tiếp xúc với âm thanh lớn
Các âm thanh lớn là nguyên nhân chính gây chứng ù tai và cũng khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Để bảo vệ thính giác, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:
Giảm âm lượng khi nghe nhạc, học ngoại ngữ... Giữ âm lượng tai nghe ở mức 60% hoặc thấp hơn và không nghe quá 1 tiếng. Hạn chế tham gia các hoạt động có âm thanh lớn gây tổn thương thính giác và làm chứng ù tai trầm trọng hơn. Nếu không thể tránh, bạn hãy sử dụng các thiết bị bảo vệ thính giác như nút bịt tai.
Kiểm soát tốt các bệnh lý nền
Tăng huyết áp, huyết áp thấp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, thoái hóa cột sống cổ, thiếu máu và các bệnh lý về máu khác...
Chăm sóc sức khỏe tim mạch, giữ cho mạch máu luôn khỏe mạnh: tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh - khoa học - điều độ, giúp ngăn ngừa ù tai liên quan đến bệnh béo phì, rối loạn mạch máu.
Chú ý chế độ ăn uống
Cần uống đủ hoặc nhiều nước hàng ngày, trung bình 2 lít/ ngày.
Hạn chế dùng đồ uống chứa cồn (rượu, bia), chất kích thích (caffein, nicotin...): khi sử dụng quá mức, có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và góp phần gây ù tai.
Tránh ăn quá nhiều đạm trong 1 bữa ăn (gây tăng lượng Ure trong máu đưa tới tai trong). Tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ (đặc biệt mỡ động vật) gây xơ vữa, hẹp lòng mạch máu.
Vệ sinh tai đúng cách
Đôi khi ù tai cũng do quá nhiều ráy tai gây bít tắc lỗ tai. Do đó bạn có thể vệ sinh tai bằng cách dùng các sản phẩm xịt, nhỏ vệ sinh tai hoặc dùng vải ấm phủ lên tăm bông hoặc nhỏ glycerin, dầu khoáng, peroxide để làm mềm và lấy hết ráy tai.