1. Cách tập và điều trị bệnh tràn dịch màng phổi
1.1. Giai đoạn cấp
Mục tiêu: Giúp cho sự tiêu dịch màng phổi. Ngăn cản sự xuất hiện dầy dính màng phổi. Chống dầy dính góc sườn hoành. Ngăn cản sự tạo kén màng phổi. Ngăn ngừa biến chứng ổ cặn màng phổi. Sửa tư thế giảm đau.
Chương trình điều trị:
Tư thế tốt: thay đổi tư thế để tránh đọng dịch gây dầy dính màng phổi. Tư thế (1): nằm nghiêng bên lành và phía dưới có chêm gối, tay bên tràn dịch màng phổi đưa lên cao để kéo giãn sườn bên tràn dịch, hông bên tràn dịch duỗi thẳng; Tư thế (2): xoay người ra phía sau ¾; Tư thế (3): xoay người ra phía trước ¾. Ưu tiên sự thở ra dài, hít vào là thụ động. Sự thở ra dài sẽ làm gia tăng áp suất màng phổi tạo ra một nồng độ áp suất thủy tĩnh thích hợp cho sự tiêu dịch.
Khuyên bệnh nhân không nên nằm nghiêng về bên tràn dịch vì sẽ gây ra sự lắng đọng dịch làm dầy dính màng phổi và không nên nằm ngửa thường xuyên với tư thế giảm đau sẽ làm lồng ngực không mở rộng, làm teo cơ gian sườn và xẹp ngực bên tràn dịch.
1.2. Giai đoạn tiêu dịch và dầy dính màng phổi
Mục tiêu: Sửa tư thế giảm đau. Giảm sự co thắt cơ hô hấp. Đạt sự giãn nở của khoang liên sườn bên tràn dịch. Gia tăng và cải thiện chức năng hô hấp. Sửa tư thế vẹo cột sống và đai vai.
Chương trình điều trị:
Thư giãn: hướng dẫn người bệnh cách thư giãn các cơ hô hấp phụ. Các cơ hô hấp cần ở tư thế tự do thoải mái, giãn nghỉ trước khi tập thở. Tập thở cơ hoành ở các tư thế: nằm ngửa, nằm nghiêng bên tràn dịch, nằm sấp, bò, ngồi, đứng, đi. Tập thở ngực khu trú vùng tổn thương. Tập thở ngực với sự kéo dãn bằng tay, dây đai. Tập thở ngực với sự phối hợp bằng tay. Hướng dẫn người bệnh tự tập thở, khuyên bệnh nhân thường xuyên tập thở.
2. Người bị tràn dịch màng phổi có nên tập thể dục?
Vận động thể chất đều đặn giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe tim mạch, cải thiện tình trạng tâm lý và giảm nguy cơ mắc các bệnh. Tuy nhiên, người mắc bệnh tràn dịch màng phổi tập thể dục với cường độ phù hợp với thể trạng hiện tại và lựa chọn hình thức tập thể dục thích hợp.
Người mắc bệnh tràn dịch màng phổi có thể tham khảo một số bài tập thể dục vừa sức như: tập yoga, đi bộ hoặc luyện tập vật lý trị liệu,… Các bài tập này khá nhẹ nhàng và hỗ trợ điều hòa huyết áp cũng như khả năng hô hấp cực kỳ tốt. Đồng thời, việc luyện tập thể dục thể thao đều đặn cũng là cách giúp người bệnh giảm bớt căng thẳng, áp lực, giữ được tinh thần lạc quan trong suốt quá trình điều trị.
Tuy nhiên, khi luyện tập thể thao đó là bạn nên vận động vừa sức, không nên thực hiện các bài tập nặng. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, khiến tình trạng tràn dịch màng phổi trở nên nghiêm trọng hơn.
Mặt khác, để đảm bảo an toàn khi tập thể dục, chú ý đến môi trường tập, điều kiện thời tiết. Tránh tập trong không khí ô nhiễm, khói bụi hoặc nơi có tác nhân kích thích khác có thể gây kích ứng
3. Thời điểm tập tốt trong ngày cho người bị tràn dịch màng phổi
Lá phổi giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ hô hấp. Nhờ có phổi chúng ta mới có thể hít thở không khí và duy trì các hoạt động sống thường ngày. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập hít thở, thể dục vào buổi sáng sau khi thức dậy.
Người bệnh không nên vận động thể chất quá nặng trong quá trình điều trị tràn dịch màng phổi. Các hoạt động nhẹ nhàng này sẽ giúp cải thiện hô hấp và ổn định huyết áp. Một số trường hợp sẽ được hỗ trợ tập vật lý trị liệu hô hấp.
Đặc biệt, người bệnh hãy tránh xa khói thuốc. Bởi, khói thuốc lá ảnh hưởng rất xấu đến chức năng của hệ hô hấp. Nếu bệnh nhân bị tràn phổi màng dịch kết hợp với sự hiện diện của khói thuốc lá sẽ càng khiến cấu trúc phổi bị tổn thương, tăng rủi ro tắc nghẽn và nhiễm trùng tại phổi.
4. Những bài tập tốt cho người bệnh tràn dịch màng phổi
4.1: Tập hít thở sâu
Tập hít thở sâu cũng là một trong những cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà mà bạn có thể áp dụng hàng ngày. Hít sâu và thở ra từ từ sẽ giúp hỗ trợ tăng sức khỏe và sức đề kháng cho phổi, lồng ngực. Đầu tiên, hãy kê gối và ấn nhẹ vào ngực khi ho hoặc hít thở sâu. Cố gắng hít thở sâu và giữ lâu nhất có thể, sau đó, thở hết khí ra ngoài.
Bệnh nhân có thể được cung cấp một vài dụng cụ hỗ trợ để giúp hít thở sâu. Đặt miếng nhựa vào miệng, tập hít thở chậm và sâu. Sau đó, cho hết khí ra ngoài và ho. Lặp lại các bước này 10 lần mỗi giờ.
4.2: Uốn người và hít thở
Uốn người và hít thở cũng là một trong số bài tập vô cùng dễ thực hiện mà bạn có thể tự luyện tập mỗi ngày để giúp tăng cường sức khỏe cho phổi. Để thực hiện bài tập uốn người và hít thở, đầu tiên người bạn sẽ đứng ở tư thế thẳng, sau đó thả lỏng hai khớp gối rồi từ từ uốn cong người và gập xuống sát đất nhất có thể, đồng thời thở nhẹ nhàng cho khí thoát ra ngoài.
Tiếp theo, bạn sẽ từ từ ngẩng đầu lên để trở về tư thế đứng thẳng ban đầu, kết hợp đồng thời với việc hít khí vào trong phổi và giữ trong vòng 20 giây. Đưa hai tay thẳng hướng lên trời để khoang phổi được mở rộng ra hơn, giúp phổi hô hấp tốt hơn. Bạn hãy thực hiện lập đi lập lại động tác uốn người và hít thở khoảng 4 lần cho mỗi lần tập để có được hiệu quả cao nhé!
4.3: Ngồi đúng tư thế và thở
Nhiều người trong chúng ta vẫn thường có thói quen ngồi xiên quẹo, ưỡn ẹo lưng mà không hề hay biết rằng đây là những tư thế ngồi không hề tốt cho việc hô hấp của phổi. Khi bạn hít thở và ngồi sai tư thế, sẽ khiến phổi không mở rộng được hết cỡ, hơi thở sẽ không được sâu từ đó sẽ làm giảm đi lượng ôxy trong máu.
Bạn cần chỉnh sửa lại tư thế ngồi cho đúng để giúp phổi hô hấp được tốt hơn. Khi ngồi hãy giữ cho lưng luôn thẳng, hai chân duỗi ra thoải mái và đầu gối phải thấp hơn hông để khoang phổi được mở rộng hết mức...
Virus bại liệt 'tái xuất' WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế cộng đồng.