1. Vai trò của tập luyện với người bệnh thông liên nhĩ
Nhìn chung, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nói chung và thông liên nhĩ nói riêng được động viên tham gia vào các hoạt động thể chất phù hợp, để giúp trái tim thích nghi tốt và trẻ có thể được tận hưởng cuộc sống một cách bình thường.
Lợi ích của tập luyện với người bệnh thông liên nhĩ:
- Sự phát triển của kỹ thuật can thiệp/phẫu thuật tim mạch giúp cải thiện khả năng sống sót của bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh và nhiều thanh thiếu niên, người lớn đang sống cùng bệnh tim bẩm sinh nói chung và bệnh thông liên nhĩ nói riêng.
- Trước đây, những bệnh nhân mắc các bệnh tim bẩm sinh khuyên nên hạn chế hoạt động thể lực hay các bài tập thể lực vì lo ngại rằng điều này làm nặng hơn tình trạng bệnh hiện có.
- Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu gần đây nêu bật những lợi ích và sự an toàn của việc tập thể dục thường xuyên, có kế hoạch ở những bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh.
- Nghiên cứu cũng cho thấy, hoạt động thể lực hay các bài tập thể lực đã được chứng minh là có tương quan với thời gian và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân, đặc biệt khi người bệnh được theo dõi và đánh giá thường xuyên.
2. Khi đang bị bệnh thông liên nhĩ có tập thể dục được không?
Khi đang bị bệnh thông liên nhĩ vẫn có thể tập thể dục. Tuy nhiên, người bệnh cần được đánh giá và "kê đơn" các bài tập luyện phù hợp. Khả năng tập thể dục của người bệnh thông liên nhĩ chưa được sửa chữa lỗ thông phụ thuộc vào mức độ luồng thông, chức năng tim phải và tình trạng quá tải thể tích máu, mức độ tăng áp động mạch phổi và tình trạng rối loạn nhịp tim kèm theo.
Đối với lỗ thông liên nhĩ đã được sửa chữa, khả năng tập thể dục cũng phụ thuộc vào thời gian trì hoãn trước khi đóng lỗ thông và phương pháp đóng lỗ thông (dụng cụ hay phẫu thuật). Việc đánh giá khả năng tập luyện trước khi được "kê đơn" các bài tập bao gồm nhiều bước và thực hiện các xét nghiệm như siêu âm tim hay làm cái test. Ngoài việc đánh giá bệnh lý tim mạch cơ bản khi nghỉ ngơi, nhu cầu trao đổi chất tăng lên và huyết động trong quá trình tập luyện cũng cần được đánh giá khi gắng sức.
Test gắng sức tim phổi là phương pháp tốt nhất để đánh giá nguy cơ tim mạch của một người cụ thể trong khi tập thể dục nhằm giúp xác định rủi ro khi tập thể dục và thể thao.
Test gắng sức tim phổi đầy đủ không chỉ hữu ích cho việc đánh giá tim mạch mà còn đánh giá những hạn chế cơ học phổi, luồng thông phải sang trái và bệnh phổi hạn chế.Test gắng sức tim phổi rất có giá trị trong đánh giá nguy cơ ở bệnh nhân trưởng thành mắc tim bẩm sinh và dự đoán tiên lượng của bệnh nhân.Mang lại hiệu quả trong đánh giá các vận động viên mắc tim bẩm sinh, do cho phép đánh giá áp lực mạch máu phổi, các vấn đề về hô hấp, cung lượng tim, huyết động liên quan đến gắng sức và rối loạn nhịp.
3. Tập luyện như thế nào phù hợp với người bệnh thông liên nhĩ
Người bệnh thông liên nhĩ tập luyện sao cho phù hợp?
- Chỉ định tập thể dục nên được cá nhân hóa.
- Test gắng sức tim phổi là cơ sở để tạo ra một kế hoạch tập luyện cá nhân.
- Đối với bài tập thông khí, các tác giả khuyên bạn nên tập thể dục cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần.
- Chỉ định tập thể dục bao gồm các mục tiêu về tần số tim (ví dụ 60-80% tần số tim tối đa).
- Ở một số ít bệnh nhân, đề xuất là tập thể dục cường độ cao 75 phút mỗi tuần khi có thể. Cường độ và thời gian sau đó có thể được tăng lên trên sự tiến triển của bệnh nhân.
- Hầu hết trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh nói chung đều có thể sinh hoạt hay vui chơi bình thường.
- Trẻ có thể tham gia vào một số hoạt động có lợi cho sức khỏe như đi bộ, chạy, bơi, đi xe đạp và chơi cầu lông.
4. Lưu ý khi tập luyện đối với người bệnh thông liên nhĩ
Người bệnh thông liên nhĩ cần lưu ý:
- Cần nên hạn chế những hoạt động đòi hỏi gắng sức quá nhiều như bóng rổ, bóng đá, đua xe đạp, chạy cự ly dài.
- Hạn chế các môn thể thao mang tính chất thi đấu đối kháng như boxing, đấu vật, võ thuật, hay những trò chơi cảm giác mạnh.
- Nếu trẻ đang ở độ tuổi đi học gia đình cần trao đổi với nhà trường để miễn cho trẻ những hoạt động nặng cần phải gắng sức nhiều.
- Tập luyện cần theo đúng tuần suất, cường độ, thời gian, theo kế hoạch của bác sĩ đề ra.
- Khi tập luyện nếu bố mẹ trẻ cảm thấy mệt hay khó thở nhiều hơn, không dung nạp với các hoạt động gắng sức cần thông báo cho bác sĩ để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp.