1. Cách tập không gây hại với người bệnh suy giáp bẩm sinh
Người bệnh suy giáp bẩm sinh nên chú ý không tập quá gần giờ ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi. Cho dù là tập buổi sáng hay tối, quan trọng là đều đặn mỗi ngày thì mới có tác dụng tốt. Trong vài ngày mới bắt đầu tập nên hạn chế tập gắng sức và kéo dài, sẽ gây ra tình trạng đau mỏi cơ nhiều. Chúng ta cũng nên theo dõi huyết áp, nhịp tim trong quá trình tập để đạt kết quả tốt.
Suy giáp bẩm sinh có thể không được phát hiện trong thời gian dài do triệu chứng thầm lặng. Nhiều trường hợp khi đi khám đã dẫn tới biến chứng nặng. Khi đó người bệnh nên tạm ngưng tập luyện và phải điều trị tây y tích cực đến khi bệnh ổn định lại tiếp tục với các bài tập. Người bệnh cũng nên khám sức khỏe tổng quát thường xuyên để phát hiện sớm suy giáp nếu có.
Bên cạnh đó, đối với người chưa từng tập thể dục hoặc ngưng một thời gian lâu mới tập lại thì nên bắt đầu với thời gian tập ngắn khoảng 5 phút/ lần/ngày trong tuần đầu, sau đó mỗi tuần tăng lên 2-3 lần/ngày hoặc tăng thời gian lên 10-15 phút tùy khả năng. Sau khi tập, cơ thể cảm thấy khỏe hơn, thoải mái hơn chứ không bị mệt mỏi căng cơ chuột rút là được.
2. Người suy giáp bẩm sinh đang ốm có nên tập không?
Khi đang ốm, nhất là khi các triệu chứng suy giáp trở nên trầm trọng, người bệnh nên tạm dừng tập luyện và tập trung vào điều trị. Việc tập luyện khi cơ thể yếu có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Khi sức khỏe ổn định trở lại, có thể bắt đầu lại các bài tập nhẹ nhàng và theo dõi sức khỏe để đảm bảo an toàn.
3. Thời điểm tập tốt trong ngày cho người bệnh suy giáp bẩm sinh
Khi người bệnh tập thể dục buổi sáng sẽ giúp giảm tình trạng buồn ngủ và khởi động ngày mới tràn đầy năng lượng, do đó bớt mệt mỏi, uể oải. Khi chúng ta tập thể dục vào buổi tối sẽ giúp tiêu bớt năng lượng thừa sau bữa ăn tối, từ đó giúp ngủ ngon hơn và hỗ trợ giảm cân.
4. Những bài tập tốt cho người bệnh suy giáp bẩm sinh
Hỗ trợ điều trị triệu chứng: Tuyến giáp là một cơ quan nhỏ hình con bướm, nằm phía trước cổ, ngay dưới thanh quản.
Nhiệm vụ chính của tuyến giáp là sản xuất các hormone nhằm kiểm soát quá trình chuyển hóa, tăng cường sản xuất năng lượng, duy trì nhiệt độ cơ thể và ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan gồm tiêu hóa, tim mạch, thần kinh.
Nếu lượng hormone tuyến giáp quá cao sẽ gây cường giáp. Ngược lại, lượng hormone quá thấp gây suy giáp. Đây là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ hormone, khiến quá trình trao đổi chất chậm lại.
Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập thể dục sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng như suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ…
- Nâng cao sức khỏe: Các động tác vận động khớp và cơ thể giúp giảm cân, nâng cao sức khỏe tinh thần, bớt suy nhược làm cơ thể linh hoạt, tăng chuyển hóa ổn định nhịp tim và huyết áp, lại tăng cường trí nhớ.
- Massage tuyến giáp: Các động tác có ngửa cổ giúp khí huyết lưu thông vùng cổ, tăng cường massage tuyến giáp trạng cho người bệnh suy giáp.
4.1. Bài tập tốt cho người bệnh suy giáp bẩm sinh
- Động tác sư tử
Chuẩn bị: Nằm co 2 đùi để sát bụng, bàn chân duỗi, trán chạm giường, 2 tay đưa duỗi mềm ra phía trước.
Thực hiện:
- Bước 1: Hít vào tối đa. Ngẩng đầu lên mắt nhìn thẳng.
- Bước 2: Giữ hơi mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm. Đồng thời dao động vai qua lại 2-6 lần
- Bước 3: Thở ra triệt để ép bụng.
- Bước 4: Trở lại tư thế chuẩn bị, làm từ 1-3 lần.
- Động tác chèo thuyền hoặc kéo ngang tương tự
Động tác chèo thuyền sẽ được thực hiện dưới sự hỗ trợ của ròng rọc có tạ, dây đàn hồi hoặc máy tập chuyên dụng. Động tác này tác động nhiều và giúp nâng cao sức mạnh ở phần cơ chân cho người tập.
Các bước thực hiện động tác chèo thuyền như sau:
- Người tập ngồi trên ghế thấp, 2 đầu gối gập vuông góc và 2 bàn chân để trên mặt sàn. Hoặc người tập ngồi trên mặt sàn, 2 bàn chân để sát nhau, cẳng chân duỗi về trước và gập nhẹ gối.
- Cố định dây đàn hồi ở vị trí trước mặt, dùng 2 tay để nắm giữ và kéo hai đầu dây về phía thân mình cho đến khi hai bàn tay về vị trí đùi, 2 khuỷu tay gập sát lại và 2 bả vai ép lại với nhau.
- Giữ nguyên tư thế trong một giây và duỗi tay ra để trở lại tư thế ban đầu, sau đó đếm đến ba rồi lặp lại động tác.
Thông thường, trong mỗi hiệp, động tác chèo thuyền sẽ được lặp lại từ 12 – 15 lần, mỗi ngày thực hiện 3 hiệp và có khoảng nghỉ giữa các hiệp tùy theo điều kiện sức khỏe của người tập.
- Động tác xem xa xem gần
Chuẩn bị: Ngồi hoa sen. Hai bàn tay đan vào nhau để trước bụng dưới, mắt nhìn vào ngón tay.
Thực hiện:
- Bước 1: Hít vào tối đa. Đưa hai tay lên trời mắt vẫn nhìn vào một điểm cố định của bàn tay.
- Bước 2: Giữ hơi mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm. Đồng thời dao động thân qua lại 2-6 lần.
- Bước 3: Thở ra triệt để ép bụng đồng thời hạ tay xuống trước bụng, mắt vẫn nhìn theo tay.
- Bước 4: Trở lại tư thế chuẩn bị, làm từ 1-3 lần.
- Tư thế lộn ngược
Tư thế lộn ngược là một trong những tư thế yoga quan trọng vô cùng hữu ích với người bệnh suy giáp. Tư thế này giúp điều tiết, cân bằng hoạt động của tuyến giáp, đồng thời làm giảm thiểu các biến chứng gây ra do suy giáp.
Các bước thực hiện tư thế thể dục lộn ngược được thực hiện như sau:
- Người tập nằm ngửa trên sàn, 2 chân duỗi thẳng và áp vào tường, mông đặt sát tường sao cho chân vuông góc với thân người.
- 2 tay để thoải mái bên cạnh hông, sau đó nhắm mắt lại, hít thở sâu và giữ nguyên tư thế trong thời gian lâu nhất có thể.
- Thở 4 thời có kê mông giơ chân: Chữa táo bón, tốt cho tuần hoàn, hô hấp, điều hòa hệ thần kinh cho người suy giáp bẩm sinh.
Chuẩn bị: Nằm ngửa thẳng, kê một gối ở mông (không phải ở thắt lưng) cao thấp tùy sức khoảng từ 5-8cm. Tay trái để trên bụng để theo dõi bụng phình lên xẹp xuống, tay phải để trên ngực để theo dõi ngực nở lên xẹp xuống
Thực hiện:
- Thời 1- Hít ngực bụng nở: Hít vào bằng mũi, đều, sâu, tối đa, ngực nở, bụng phình và căng cứng. Thời gian 4-6 giây.
- Thời 2- Giữ hơi hít thêm: Giữ hơi, mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm, đồng thời giơ một chân dao động qua lại, cuối thời 2 hạ chân xuống. Thời gian 4-6 giây.
- Thời 3 - Thở không kềm thúc: Thở ra bằng mũi, tự nhiên thoải mái, không kềm không thúc. Thời gian 4-6 giây.
- Thời 4- Nghỉ nặng ấm thân: Nghỉ, thư, chân tay nặng ấm. Chuẩn bị trở lại thời 1 (thời gian 4-6 giây); Tiếp tục trở lại thời 1. Mỗi lần tập ít nhất 10 hơi thở.
- Động tác tam giác
Chuẩn bị: Nằm ngửa thẳng, 2 bàn tay úp xuống đặt kế bên nhau và để dưới mông, 2 chân chống lên, co gối, gót gần đụng mông.
Thực hiện:
- Bước 1: Hít vào tối đa.
- Bước 2: Giữ hơi mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm. Đồng thời dao động 2 đầu gối luân phiên qua trái phải sao cho đầu gối chạm đất, đầu cổ quay ngược chiều với đầu gối, làm 2-6 cái.
- Bước 3: Trở về tư thế trung tính, co gối áp sát vào bụng, cúi đầu, cằm chạm ngực. Thở ra triệt để ép bụng, duỗi chân một góc 450 so với mặt đất, từ từ hạ chân xuống, khi chân chạm đất hạ đầu xuống.
- Bước 4: Trở về tư thế chuẩn bị. Thực hiện 1-3 lần.
- Động tác cái cày
Chuẩn bị: Nằm ngửa thẳng, hai tay xuôi, chân duỗi thẳng.
Thực hiện:
- Bước 1: Hít vào tối đa, cất hai chân lên qua khỏi đầu, ngón chân chạm giường (Nếu được)
- Bước 2: Giữ hơi mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm, đồng thời dao động 2 chân qua lại, làm 2-6 cái.
- Bước 3: Trở về tư thế trung tính, co gối áp sát vào bụng, cúi đầu, cằm chạm ngực. Thở ra triệt để ép bụng, co gối và từ từ hạ mông xuống sàn, chân duỗi chạm đất hạ đầu xuống.
- Bước 4: Trở lại tư thế chuẩn bị. Thực hiện 1-3 lần.
- Động tác rắn hổ mang
Chuẩn bị: Nằm sấp, 2 tay chống ngang thắt lưng hoặc ngang ngực, ngón tay hướng ra ngoài
Thực hiện:
- Bước 1: Hít vào tối đa. Chống tay thẳng lên, ưỡn lưng, ưỡn đầu ra sau.
- Bước 2: Giữ hơi mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm, đồng thời dao động đầu theo chiều trước sau 2-6 cái
- Bước 3: Thở ra triệt để ép bụng. Quay cổ qua bên trái, nhìn gót chân bên đối diện.
- Bước 4: Hít vào tối đa, giữ hơi bằng cách hít thêm đồng thời dao động vai qua lại 2 – 4 lần.
- Bước 5: Thở ra triệt để ép bụng. Quay cổ qua bên phải, nhìn gót chân bên đối diện.
- Bước 6: Thở ra triệt để. Hạ người xuống trở lại tư thé chuẩn bị.
- Bước 7: Trở lại tư thế chuẩn bị, làm từ 1-3 lần.
- Động tác chào mặt trời
Chuẩn bị: Quỳ một chân (chân trái trước), mông ngồi trên gót chân, bàn chân duỗi; chân kia duỗi ra phía sau. Hai tay chống hờ xuống giường hai bên đầu gối.
Thực hiện: Hít vào tối đa.
- Bước 1: Đưa hai tay lên trời, hai tay thẳng, hai cánh tay ngang với hai tai, thân ngã ra sau tối đa.
- Bước 2: Tiếp theo giữ hơi mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm đồng thời giao động thân trước sau 2-6 cái, lưu ý 2 cánh tay giữ nguyên khi thân dao động.
- Bước 3: Sau đó thở ra triệt để có ép bụng, hạ tay xuống chống giường.
- Bước 4: Cuối cùng trở lại tư thế chuẩn bị. Làm 1-2 lần, rồi đổi bên.