Bài tập cho người bệnh són tiểu

14-08-2024 14:12 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Són tiểu (tiểu không kiểm soát) là tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài không tự chủ, có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Người bệnh cần tăng cường tập luyện cơ sàn chậu, rèn luyện lại bàng quang và não để kiểm soát bàng quang tốt hơn, giúp giảm các triệu chứng són tiểu.

1. Cách tập không gây hại cho người bệnh són tiểu

Cơ sàn chậu là nhóm cơ nằm bao quanh bàng quang và niệu đạo, chúng có chức năng kiểm soát, ngăn chặn lượng nước tiểu chảy ra giữa chừng. Nếu vì nguyên nhân nào đó mà cơ này bị tổn thương hoặc yếu đi thì sẽ dẫn đến bệnh són tiểu. Bởi vậy, tập luyện cơ sàn chậu hỗ trợ rất tốt cho người bệnh.

Ngoài ra, kiểm soát bàng quang thường được sử dụng để điều trị chứng tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu đêm nhiều lần. Tập luyện bàng quang bằng cách nhịn đi tiểu khi bị kích thích. Bệnh nhân sẽ cố gắng nhịn tiểu trong 10 phút mỗi khi cảm thấy muốn đi tiểu. Mục tiêu là kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu từ 2,5 đến 3,5 giờ.

Bài tập cho người bệnh són tiểu- Ảnh 1.

Nhiều người bị són một lượng nước tiểu từ ít đến trung bình với tần suất từ thỉnh thoảng đến thường xuyên.

2. Người bệnh són tiểu đang ốm có nên tập không?

Nhanh chóng hồi phục luôn là mục tiêu mà chúng ta hướng đến, khi chẳng may bị ốm, nhưng không dễ để nắm rõ khi nào nên tập luyện lại với cường độ như trước, hay bản thân cần thêm vài ngày nghỉ ngơi.

Rất nhiều chuyên gia sử dụng nguyên tắc "Từ cổ trở lên", khi tư vấn cho người bệnh về thời điểm thích hợp tập luyện lại. Theo nguyên tắc này, nếu bạn chỉ gặp phải các triệu chứng từ cổ trở lên như nghẹt mũi, hắt hơi hoặc đau tai, thường thì bạn có thể tiếp tục tập luyện.

Mặt khác, nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng từ cổ trở xuống, như buồn nôn, đau cơ, sốt, tiêu chảy, ho có đờm hoặc khó thở, bạn nên ngừng tập cho đến khi khỏe lại.

3. Những bài tập tốt cho người bệnh són tiểu

Tăng cường tập thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập đến cơ sàn chậu, bàng quang... rất hữu ích cho người bệnh són tiểu. Ngoài ra, người bệnh tránh các đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ uống có gas, thực phẩm chứa caffeine, thực phẩm có tính axit, rượu bia và giữ mức cân nặng hợp lí.

Bài tập cho người bệnh són tiểu- Ảnh 2.

Bài tập Kegel cải thiện cơ sàn chậu.

Bài tập Kegel cải thiện cơ sàn chậu

Bài tập này giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng bàng quang. Cụ thể, bài tập là công cụ để người bệnh ngăn ngừa tình trạng buồn tiểu trước lịch. Trước khi luyện tập, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm được động tác và tần suất tập luyện đúng nhất.

Để tập động tác này, bệnh nhân nằm ngửa, hai chân song song gập hình chữ A. Từ từ nâng phần hông lên cao tạo một đường thẳng từ vai tới đầu gối. Cố gắng ép và giữ cơ bụng, hông và cơ sàn chậu trong khoảng 5 giây, sau đó thả lỏng, hạ thấp cơ thể.

Bài tập này được thực hiện 10 lần liên tiếp. Mỗi ngày tập 3 lần chia đều sáng – chiều – tối.

Tập luyện bàng quang

Là phương pháp để tránh thói quen xấu, xây dựng thói quen tốt giúp kiểm soát bàng quang. Bài tập giúp phụ nữ giảm được tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu gấp, són tiểu. Chế độ tập luyện bàng quang giúp bạn tăng thời gian giữa các lần đi tiểu, tăng thể tích bàng quang và giúp kiểm soát cảm giác mắc đi tiểu khi bàng quang co thắt không cần thiết.

Trước khi bắt đầu tập bàng quang: Bảo đảm bạn không có nhiễm khuẩn bàng quang. Bác sĩ cần xét nghiệm nước tiểu để xác định xem có nhiễm khuẩn tiết niệu hay không.

Để tập bài này, bệnh nhân sẽ cố gắng nhịn tiểu trong 10 phút mỗi khi cảm thấy muốn đi tiểu. Mục tiêu là kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu từ 2,5 đến 3,5 giờ.

Siết cơ sàn chậu mạnh nhất có thể và giữ càng lâu càng tốt. Thực hiện động tác này cho đến khi không còn cảm giác mắc tiểu, hoặc kiểm soát được. Co thắt cơ sàn chậu giúp siết niệu đạo đóng lại và tránh rỉ nước tiểu.

Xiết cơ sàn chậu nhanh và mạnh nhất có thể, sau đó thư giãn. Tiếp tục nhiều lần liên tiếp. Nhiều phụ nữ cảm thấy co nhiều lần liên tục dễ hơn là co một thời gian dài.

Ngoài ra, động tác bắt chéo chân hay ngồi trên mặt phẳng cứng. Cách này giúp gửi tín hiệu đến bàng quang là đường ra bị đóng nên bàng quang có thể đợi để làm trống. Cố gắng thư giãn và làm cho quên cảm giác mắc tiểu vì dụ như nghe nhạc, đếm ngược từ 100, hoặc các cách thư giãn khác.

Thay đổi tư thế nếu có thể giảm cảm giác tiểu gấp. Một số bệnh nhân thấy nghiêng người về phía trước có thể giúp giảm cảm giác mắc tiểu. Ngồi yên khi bạn thấy bàng quang co thắt cấp tính và kiểm soát cảm giác tiểu gấp. Bạn sẽ gặp khó khăn để nín tiểu và kiểm soát bàng quang nếu chạy vào nhà vệ sinh.

Bài tập nón âm đạo

Bài tập này chủ yếu tập trung vào các nhóm cơ vùng sàn chậu. Từ đó cải thiện triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Để bắt đầu, bạn cần đặt một hình nón vào trong âm đạo. Sau đó siết cơ sàn chậu.

Nâng nó lên khi đã siết và giữ hình nón. Bạn có thể dần thay đổi hình nón nặng hơn nhằm tăng cường rèn luyện.

Bài tập bóp bóng sàn chậu:

Bài tập cho người bệnh són tiểu- Ảnh 3.

Bài luyện tập bóp bóng sàn chậu có tính chất siết chặt cơ đùi trong, các cơ vùng sàn chậu và cơ bụng.

Bài luyện tập bóp bóng sàn chậu có tính chất siết chặt cơ đùi trong, các cơ vùng sàn chậu và cơ bụng. Khi sức mạnh cũng như sức chịu đựng của các nhóm cơ này tăng lên, sự kiểm soát bàng quang được hỗ trợ.

Để tập bài này, bệnh nhân nằm xuống thảm và đặt bóng giữa hai bên đùi. Siết chặt nhóm cơ đùi trong và cơ vùng sàn chậu để kẹp quả bóng giữa hai chân trong khoảng 10 giây. Lặp lại động tác từ 10 - 15 lần nhằm có được hiệu quả rèn luyện nhóm cơ sàn chậu.

4. Bệnh nhân cần thay đổi thói quen sinh hoạt thường ngày

Điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt thường ngày giúp bệnh nhân cải thiện chứng rối loạn chức năng bàng quang theo thời gian. Cụ thể như sau:

Đi vệ sinh đúng giờ: Tạo thói quen đi vệ sinh theo khung giờ cố định, đặc biệt là buổi sáng khi thức dậy. Phương pháp này đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì, đi tiểu đúng giờ ngay cả khi không có cảm giác buồn tiểu. Vào ban đêm, chỉ đi vệ sinh trong trường hợp thực sự cần thiết hoặc thức giấc.

Thả lỏng cơ thể sau khi tiểu: Sau khi tiểu xong, hãy cúi người về phía trước và lắc lư hông qua lại nhẹ nhàng, thả lỏng cơ sàn chậu. Việc làm này giúp giải phóng tối đa lượng nước tiểu, làm rỗng bàng quang tốt hơn.

Nạp đủ nước: Trung bình mỗi ngày bệnh nhân cần nạp trên 1,5 lít nước và chất lỏng khác. Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, caffeine.

Són tiểu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trịSón tiểu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

SKĐS - Són tiểu (tiểu không kiểm soát) là tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài không tự chủ, có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới nhưng phổ biến nhất là phụ nữ sau sinh và phụ nữ bước sang tuổi mãn kinh. Bệnh gây nhiều phiền toái và khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng sống.

Tập thể dục buổi chiều có thể giảm nguy cơ bệnh tim | SKDS


BSCKII Trần Đức Trọng
Trưởng khoa Ngoại tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa TP Vinh)
Ý kiến của bạn