1. Vai trò của tập luyện đối với người bệnh Lichen nitidus
Lichen nitidus (Lichen phẳng) là một tình trạng da nổi sẩn nhỏ, sáng bóng, lẫn với màu da hoặc hơi trắng thường xuất hiện thành đám hoặc mảng, đường kính từ 1-2 mm. Các triệu chứng của bệnh là tổn thương da và ngứa.
Lichen nitidus là một bệnh thường không gây nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh. Trong khi điều trị y tế chủ yếu tập trung kiểm soát triệu chứng, thì các bài tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện sức khỏe toàn diện cho người bệnh, tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu các tác động tiêu cực của bệnh lên cơ thể.
Tập thể dục giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều này đặc biệt hữu ích đối với bệnh nhân Lichen nitidus vì bệnh có liên quan đến các phản ứng miễn dịch bất thường. Những bài tập nhẹ nhàng có thể giúp giảm căng thẳng và điều chỉnh hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ loại bỏ chất độc. Nhiều bệnh nhân Lichen nitidus cảm thấy tự ti hoặc căng thẳng do các vết thương da và việc tập thể dục có thể kích thích cơ sản sinh endorphin, mang lại cảm giác thư giãn và hạnh phúc, giúp người bệnh cải thiện tâm trạng và giảm lo âu.
2. Những bài tập tốt cho người bệnh Lichen nitidus
2.1.Bài tập tư thế em bé
- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Quỳ trên mặt sàn đã được trải thảm tập, hai mũi chân khép lại sát vào nhau và hai đầu gối cách xa nhau, đặt tay lên đùi.
+ Bước 2: Thở ra đồng thời hạ thấp thân về phía trước và đặt bụng trên đùi, cùng lúc đó vươn tay lên cao.
+ Bước 3: Hít thở sâu và ép sát bụng vào đùi, đầu chạm vào thảm và hai tay duỗi thẳng.
+ Bước 4: Giữ tư thế này trong 20-30 giây, rồi thả lỏng trở về trạng thái ban đầu.
- Tác dụng: Bài tập này hoàn toàn dễ dàng thực hiện cho mọi đối tượng, giúp làm dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng và lo âu. Điều này rất quan trọng vì căng thẳng có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh Lichen nitidus, do stress làm suy yếu hệ miễn dịch và gia tăng viêm nhiễm.
Đồng thời, khi thực hiện tư thế này, cơ thể được thư giãn và hệ tuần hoàn hoạt động hiệu quả hơn, cung cấp oxy và dưỡng chất tốt hơn đến các tế bào, bao gồm cả da, hỗ trợ cải thiện quá trình hồi phục, giảm tình trạng viêm.
2.2. Bài tập tư thế con cá
- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Nằm ngửa, hai chân đặt sát nhau và duỗi thẳng trên sàn, hai tay đặt xuống phía dưới mông.
+ Bước 2: Đẩy ngực lên và ngửa cổ ra sau, đồng thời dồn trọng lực lên khuỷu tay và hai cánh tay, mở rộng tối đa lồng ngực.
+ Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong 10-15 giây, rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác khoảng 3-5 lần.
- Tác dụng: Đây là một bài tập giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch đơn giản và dễ thực hiện. Tư thế này kích thích hệ bạch huyết, hỗ trợ loại bỏ độc tố và cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch.
Hệ bạch huyết là một phần quan trọng trong việc chống lại viêm và hỗ trợ cơ thể tự chữa lành. Mặc dù tư thế này không trực tiếp chữa trị ngứa hay kích ứng, nhưng việc thư giãn cơ thể có thể giúp giảm mức độ chú ý đến cơn ngứa, làm dịu cảm giác khó chịu.
2.3. Bài tập tư thế cánh cung
- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Nằm sấp trên sàn hoặc thảm, hai chân duỗi thẳng, rộng bằng hông, hai tay đặt ngang hông.
+ Bước 2: Co đầu gối lên trên và thu gót chân về phía mông, dùng bàn tay chạm và giữ chặt mắt cá chân.
+ Bước 3: Hít thở sâu, ngực nâng lên khỏi mặt sàn, uốn cong người về phía sau.
+ Bước 4: Giữ mặt nhìn thẳng, kéo chân hết mức có thể (cơ thể uốn cong và căng như cây cung).
+ Bước 5: Giữ tư thế từ 4-5 nhịp thở và sau đó thở ra, nhẹ nhàng thả lỏng buông tay, đưa chân và ngực xuống sàn trở lại vị trí bắt đầu, thư giãn toàn thân.
- Tác dụng: Bài tập này tăng cường sức mạnh của cơ bụng dưới và lưng, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, kích thích sự lưu thông của các tế bào bạch cầu, làm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Tư thế cánh cung tạo áp lực nhẹ nhàng lên bụng, kích thích các cơ quan tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp cải thiện khả năng hấp thụ dưỡng chất, từ đó hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại các yếu tố viêm và bệnh lý da.
2. 4. Tư thế rắn hổ mang
- Cách thực hiện:
+ Bước 1: Nằm sấp xuống sàn, hai chân mở rộng bằng hông, hai cánh tay ép sát vào cơ thể, bàn tay duỗi thẳng úp xuống sàn.
+ Bước 2: Hít thật sâu, dùng lực của tay từ từ nâng nửa trên cơ thể lên cao sao cho bụng không chạm sàn, nâng cao đầu, ngửa ra sau, vai và phần thân trên cơ thể lên cao càng nhiều càng tốt.
+ Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây rồi thở ra, từ từ hạ thân xuống sàn. Lặp lại tư thế này từ 10-15 lần, tăng dần khoảng thời gian giữ cơ thể trên cao.
- Tác dụng: Tư thế rắn hổ mang giúp mở rộng lồng ngực, cải thiện khả năng hô hấp. Việc hít thở sâu và đều trong tư thế này hỗ trợ cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể, cải thiện quá trình trao đổi chất và các tế bào miễn dịch hoạt động tốt hơn, giúp các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả da, nhận đủ dưỡng chất, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi, giảm các triệu chứng của bệnh.
3. Những lưu ý khi tập luyện
- Ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng, ít đổ mồ hôi để tránh kích ứng da. Tránh các bài tập cường độ cao hoặc gây ma sát nhiều lên da.
- Tắm trước và sau khi tập bằng nước ấm, sử dụng xà phòng dịu nhẹ để không làm kích ứng da.
- Lau khô mồ hôi ngay khi tập xong, tránh để da ẩm ướt lâu vì có thể làm nặng thêm tình trạng viêm.
- Mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt và tránh chất liệu gây ma sát mạnh. Tránh dùng đồ chật hoặc bó sát, có thể làm tổn thương vùng da bị bệnh.
- Nếu tập ngoài trời, cần bôi kem chống nắng dịu nhẹ để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, tránh các môi trường nóng ẩm hoặc quá khô, có thể làm da bị kích ứng.
- Nếu đang sốt, mệt mỏi hoặc giai đoạn bệnh nặng hơn nên tránh tập luyện vì cơ thể cần nghỉ ngơi để phục hồi. Tập thể dục khi đang ốm nặng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch hơn nữa.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Viêm da cơ địa và những điều cần biết.