Bài tập cho người bệnh hội chứng rối loạn sinh tuỷ

17-11-2024 06:12 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Đối với người bệnh hội chứng rối loạn sinh tuỷ, tập luyện đúng cách với những bài tập phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích trong quá trình theo dõi và điều trị.

1. Vai trò của tập luyện với người bệnh hội chứng rối loạn sinh tuỷ

  • Tập luyện đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh hội chứng rối loạn sinh tuỷ.
  • Quá trình tập luyện sẽ khiến hệ tuần hoàn hoạt động nhiều hơn, tăng cường sức chịu đựng của cơ thể, đồng thời hệ bài tiết cũng hoạt động nhiều hơn để đào thải các chất dư trong cơ thể ra ngoài.
  • Không chỉ vậy, tập luyện còn giúp não bộ tiết ra hormone Endorphin giúp giảm đau, chống lo âu, căng thẳng và kích thích hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả chống lại các tác nhân gây bệnh.

2. Đang bị hội chứng rối loạn sinh tủy có tập luyện được không?

  • Khi đang mắc hội chứng rối loạn sinh tuỷ, bệnh nhân vẫn có thể tập luyện thể dục với những bài tập phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Bệnh nhân rối loạn sinh tủy cần có chế độ tập luyện đúng cách để hạn chế các nguy cơ ngất do thiếu máu, chảy máu nặng sau sang chấn do giảm tiểu cầu và nhiễm trùng do giảm miễn dịch.
Bài tập cho người bệnh hội chứng rối loạn sinh tuỷ- Ảnh 1.

Tập luyện đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh hội chứng rối loạn sinh tuỷ.

3. Tập luyện như thế nào phù hợp với người bệnh hội chứng rối loạn sinh tuỷ?

Một số phương pháp tập luyện gợi ý cho bệnh nhân hội chứng rối loạn sinh tuỷ:

  • Xoa bóp tứ chi: Xoa bóp tứ chi sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn đến các vị trị tận cùng của các chi, giúp bệnh nhân đỡ các triệu chứng tê bì, đau nhức do thiếu máu. Bệnh nhân lần lượt xoa nắn mỗi chi 10 - 20 lượt sau đó đổi qua chi khác. Việc xoa nắn tứ chi có thể thực hiện lặp lại một hoặc nhiều lần trong ngày tùy tình trạng bệnh.
Bài tập cho người bệnh hội chứng rối loạn sinh tuỷ- Ảnh 2.

Nếu điều kiện sức khỏe cho phép, đi bộ mỗi 15 đến 30 phút một ngày sẽ giúp nâng cao sức khoẻ, cải thiện các triệu chứng thiếu máu cho bệnh nhân hội chứng rối loạn sinh tuỷ.

  • Tập yoga: Bệnh nhân rối loạn sinh tủy có thể tập một số động tác yoga nhẹ nhàng nhằm giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện triệu chứng thiếu máu và giúp nâng cao tinh thần.
  • Đi bộ: Nếu điều kiện sức khỏe cho phép, đi bộ mỗi ngày 15 đến 30 phút giúp nâng cao sức khoẻ, cải thiện các triệu chứng thiếu máu cho bệnh nhân. Thời điểm đi bộ lý tưởng nhất nên là vào buổi sáng sớm khi cơ thể đang ở trạng thái ổn định.
  • Các hoạt động cần nhiều thể lực hơn như chạy bộ, đánh cầu lông, bóng đá… không khuyến cáo cho bệnh nhân rối loạn sinh tủy vì có nguy cơ quá sức gây choáng, ngất, sang chấn gây chảy máu nặng và nhiễm trùng...

4. Lưu ý khi tập luyện với người bệnh hội chứng rối loạn sinh tủy

Người bệnh hội chứng rối loạn sinh tủy cần:

  • Cần lựa chọn bài tập phù hợp từng thời điểm và tình trạng bệnh.
  • Không gắng sức, nên nghỉ ngơi ngay khi cơ thể có các triệu chứng mệt mỏi.
  • Các phương tiện, dụng cụ tập luyện phù hợp, tránh gây chấn thương trong tập luyện.
  • Cần có người hướng dẫn có chuyên môn khi tập yoga.
  • Không tập luyện khi bệnh đang tiến triển gây thiếu máu nặng, chảy máu nặng và nhiễm trùng nặng.
  • Xin ý kiến tư vấn bác sỹ điều trị trước khi áp dụng các bài luyện tập thể dục.
Chế độ ăn cho người bệnh hội chứng rối loạn sinh tuỷChế độ ăn cho người bệnh hội chứng rối loạn sinh tuỷ

SKĐS - Đối với người bệnh hội chứng rối loạn sinh tuỷ, chế độ ăn phù hợp cùng phương pháp điều trị góp phần cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, mỗi người có thể cần một chế độ ăn riêng biệt tùy theo tình trạng sức khỏe và theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc điều trị hội chứng rối loạn sinh tủyThuốc điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy

SKĐS - Việc sử dụng thuốc để điều trị cho người mắc hội chứng rối loạn sinh tủy cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ hướng dẫn các loại thuốc sử dụng kết hợp để điều trị.


ThS.BSCKII Tôn Thất Minh Trí
Giám đốc Trung tâm Huyết học Truyền máu, Bệnh viện Trung ương Huế
Ý kiến của bạn