1. Vai trò của tập luyện với người bệnh đa u tủy xương
- Giảm các triệu chứng stress căng thẳng giúp bạn vui vẻ, phấn chấn hơn.
- Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể, tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật, giảm tác dụng phụ quá trình điều trị bệnh.
- Tăng cường sức mạnh cơ, duy trì khối lượng xương rắn chắc.
- Tập luyện vừa sức giúp bệnh nhân ăn ngon hơn, ngủ ngon sâu giấc.
- Giảm đau, tăng cường chức năng của các cơ quan trong cơ thể, duy trì sức khỏe ổn định.
- Giúp giữ thăng bằng, tránh té ngã.
Đa u tủy xương là một bệnh ung thư máu hiếm gặp dẫn đến đau và gãy xương.
2. Các bài tập với người bệnh đa u tủy xương
2.1. Yoga
*Tư thế con cá
Tư thế con cá trong Yoga là một tư thế Yoga nằm phổ biến nhất. Nó cũng là một tư thế cơ bản và dễ dàng thực hiện. Đặc biệt có thể thực hiện ngay cả khi bạn đang nằm trên giường trước khi đi ngủ.
Tư thế này bao gồm việc nằm ngửa và uốn cong lưng, mở cổ họng, ngực, bụng và vai; đặt trọng lượng của cơ thể lên cánh tay và hông.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa. Hai chân gập về phía thân trên và hai tay duỗi thẳng theo thân người.
- Nâng hông lên, đặt hai bàn tay dưới hông trên, lòng bàn tay úp xuống, khuỷu tay ép sát vào hai bên thân trên.
- Hít vào, ấn cánh tay và khuỷu tay xuống sàn để cong lưng và nâng ngực lên. Sau đó, thả đầu xuống thảm tập.
- Duỗi thẳng bàn chân, gót chân chạm sàn và ngón chân hướng xuống sàn để tăng sự kéo giãn cho cơ thể. Hai bả vai kéo lại gần nhau để mở rộng ngực và hỗ trợ cột sống.
- Giữ tư thế trong 30 - 60 giây, hít thở sâu.
- Nâng đầu lên và từ từ hạ lưng xuống, rời khỏi tư thế và thư giãn cơ thể.
Tuy nhiên, tư thế này có thể cho phép người tập trải nghiệm sự vận động của mình theo cách hoàn toàn khác nhau như chân duỗi thẳng hoặc cong gối để giảm đi áp lực chống đỡ lên cánh tay; Hoặc nếu chưa quen với việc cong lưng, người tập có thể sử dụng thêm đệm lót để hỗ trợ (nằm ngửa ra tấm đệm được đặt ngay dưới lưng của bạn).
Ngoài ra, nếu người tập cảm thấy bất kỳ áp lực hoặc khó chịu nào ở cổ hoặc cổ họng cũng có thể dùng chăn để đỡ đầu. Nó sẽ giúp bạn không phải ngửa cổ và hạ đầu quá sâu.
Bài tập giúp thư giãn, giảm đau, tăng cường sức mạnh cơ, độ chắc xương.
*Tư thế thả lỏng:
Bài tập giúp thư giãn, ăn ngủ tốt hơn, tăng cường sức chịu đựng cơ thể.
Cách thực hiện như sau:
- Nằm ngửa xuống sàn, bên dưới có thể trải khăn lót.
- Đặt tay bên cạnh, lòng bàn tay hướng lên trên.
- Hít thở sâu, đều đặn và thư giãn đầu óc, tay chân.
- Giữ tư thế tới khi cơ thể thư giãn hoàn toàn.
*Giữ thăng bằng một chân:
Bài tập này giúp tạo thăng bằng của mắt cá chân và hông.
Cách thực hiện:
- Đứng hai chân sát nhau, hai tay đặt hai bên thắt lưng.
- Nâng chân phải lên, giữ thăng bằng trên chân trái và vung chân phải aan về phía trước và phía sau, sang phải và trái theo khả năng của mình.
- Tập trong một phút, sau đó đổi chân.
*Chùng chân:
Các động tác chùng chân hỗ trợ làm tăng sức mạnh cho phần thân dưới và cơ tứ đầu đùi.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng. Bước chân phải về phía trước, tạo một góc 90 độ. Nhón chân trái, hạ đầu gối, cẳng chân trái song song với sàn.
- Từ từ căng chân trái và đưa sang bên trái, chân phải giữ vuông góc, giữ hông trung lập, hai tay đặt hai bên thắt lưng. Giữ tư thế trong 6 giây.
- Trở về tư thế đứng và đổi chân.
Lặp lại 5 lần mỗi bên.
*Nằm ngả cánh bướm: Bài tập giúp giảm đau xương khớp, ăn ngủ ngon, thư giãn cơ thể.
- Chuẩn bị một chiếc đệm mềm và ngồi xuống thoải mái trên đệm.
- Đưa vòng hai chân sao cho lòng 2 bàn chân tiếp xúc với nhau.
- Sau đó từ từ ngả người ra sau khi thở ra.
- Đặt tay lên sàn, lòng bàn tay hướng lên.
- Hít thở sâu trong tư thế trong khoảng 15 - 20 phút. Lặp lại từ 5 - 7 lần.
Đạp xe đạp giúp lưu thông khí huyết, mạnh cơ, thư giãn tinh thần cho người bệnh đa u tủy xương.
2.2. Đạp xe
Đạp xe đạp 30 - 40 phút một ngày giúp lưu thông khí huyết, mạnh cơ, thư giãn tinh thần, tăng cường thị lực, giảm đau.
2.3. Đi bộ
Đi bộ nơi yên tĩnh, thoáng mát ngày 20 - 30 phút. Thư giãn tinh thần, tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau.
2.4. Bơi lội
Bơi lội giúp tăng cường sức mạnh cơ, duy trì mật độ xương, tănh cường sức đề kháng cơ thể, tăng cường sức chịu đựng của cơ thể với hoàn cảnh.
2.5. Bấm huyệt
- Bấm huyệt thận du: Xác định đường nối đỉnh của mào chậu, đường này giao với gai cột sống thắt lưng L4. Từ đó, đếm lên 2 đốt sống sẽ là gai cột sống thắt lưng thứ 2. Tại vị trí này đo ra 2 bên 1,5 thốn là huyệt. Giúp tăng cường chức năng thận, tạo máu, tăng cường hệ miễn dịch, xương rắn chắc.
- Bấm huyệt huyết hải: Người bệnh đứng thẳng, từ bờ trên xương bánh chè đo lên 2 thốn, sau đó đo ngang từ ngoài vào trong 1 thốn là vị trí huyệt.
Giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giúp tạo máu, giảm đau, tăng cường sức đề kháng.
Ngày day 02 lần, mỗi lần 10 phút.
3. Những lưu ý khi tập luyện dành cho người đa u tủy xương
- Thời điểm tập tốt trong ngày: Nên tập vào buổi sáng, lúc thời tiết không quá nóng không quá lạnh, tránh tập luyện khi cơ thể mệt mỏi, khi đói bụng, tránh tập đêm khuya, thời gian 20 phút đến 40 phút một ngày.
- Trong giai đoạn bệnh cấp tính đau nhức nhiều, sốt, thể trạng yếu tập luyện sẽ làm triệu chứng bệnh nặng thêm. Khi tập luyện cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Cách tập không gây hại sức khỏe:
+ Chọn bài tập phù hợp, cường độ tập tăng dần, nên phối hợp nhiều bài tập, khởi động trước khi tập luyện.
+ Tập trong môi trường thông thoáng, ăn mặc rộng rãi, uống đủ nước.
+ Khi tập luyện lắng nghe cơ thể nếu xuất hiện triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, đau bụng, tức ngực, hoa mắt thì dừng ngay.
+ Tập luyện với chế độ ăn uống khoa học bổ sung vitamin D, canxi như trứng sữa, tránh xa dầu mỡ, chất kích thích như cà phê, rượu.
Mời bạn xem thêm video:
Ung thư máu ở trẻ em - các dấu hiệu nhận biết sớm hầu hết mọi người đều bỏ qua | SKĐS