Bài tập ''chào mặt trời'' tăng năng lượng cho ngày mới

SKĐS- Dù bạn là người bận rộn hay lười biếng thì chắc chắn bạn sẽ dành thời gian cho các động tác trong bài tập chào mặt trời để bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng và tập trung.

1. Tác dụng của bài tập chào mặt trời

1.1 Tăng cường thể chất và lưu thông máu

Các động tác trong bài tập này cung cấp năng lượng cho cơ thể đầu tiên vào buổi sáng. Phổi, hệ tiêu hóa, tim mạch cũng như các cơ và khớp đều sẽ được khởi động linh hoạt hơn.

1.2 Kéo dài và làm săn chắc cơ bắp

Thực hành liên tục bài tập 'Chào mặt trời' sẽ mang lại sức mạnh, sự dẻo dai và săn chắc hơn cho cơ thể. Các động tác liên hoàn sẽ mở gân kheo, vai và ngực, cũng như giải phóng căng thẳng. Hơn nữa, khi di chuyển qua các tư thế, bạn cũng đang bôi trơn các khớp, lần lượt giúp cơ thể chuyển động toàn bộ.

Bài tập chào mặt trời giúp giải phóng sức căng của cột sống, tạo chiều dài và tăng tính linh hoạt. Các động tác gập người về phía trước và uốn cong nhẹ về phía sau của tư thế có thể giúp kéo giãn cột sống, hỗ trợ sức khỏe tổng thể do cột sống có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động của cơ thể.

1.3 Thúc đẩy giảm cân

Việc di chuyển liên tục trong suốt bài tập, đặc biệt là vào buổi sáng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy nhiều chất béo hơn so với việc tập các tư thế riêng lẻ.

1.4 Làm dịu tâm trí và cải thiện sự tập trung

Chuỗi động tác chào mặt trời giúp tâm trí tập trung vào khoảnh khắc hiện tại, vào việc phối hợp chuyển động với hơi thở, loại bỏ mọi căng thẳng, lo lắng, muộn phiền.

1.5 Tăng sức chịu đựng cho cơ thể

Thực hiện liên tiếp các động tác trong bài tập chào mặt trời có thể là một công việc khó khăn nhưng nếu có thể thực hiện nhiều hiệp thường xuyên có thể mang lại cho bạn một buổi tập tốt cho tim mạch và cải thiện sức chịu đựng.

2. Các động tác trong bài chào mặt trời

2.1. Tư thế cầu nguyện

  • Bắt đầu ở tư thế đứng, hai chân chụm vào nhau, lưng thẳng và nhìn về phía trước.
  • Chắp hai tay trước ngực vào tư thế cầu nguyện và đưa mắt về phía trước hoặc nhắm mắt lại.
  • Thở sâu và đều.

Tác dụng:

  • Làm dịu tâm trí và cơ thể
  • Cải thiện tư thế
  • Tăng cường sự tập trung.
photo-1666690202480

Tư thế cầu nguyện

2.2 Giơ tay hướng lên

  • Hít vào, nâng hai cánh tay song song, qua đầu. Cong người về phía sau tùy theo cơ thể mình và hướng mắt nhìn lên.
  • Hai bàn tay có thể chạm vào nhau hoặc lòng bàn tay úp vào nhau.

Tác dụng:

photo-1666690204703

Tư thế giơ 2 tay hướng lên

2.3. Cúi gập người về phía trước

  • Khi thở ra, đưa tay về vị trí cầu nguyện một lần nữa, giữ lưng thẳng.
  • Cúi người, chống bàn tay hoặc đầu ngón tay xuống sàn, chạm ống chân hoặc mắt cá chân.

Tác dụng:

  • Kéo dài cột sống, hông, gân kheo và bắp chân
  • Giảm căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi
  • Giảm căng thẳng cổ và lưng
photo-1666690205891

Cúi gập người về phía trước

2.4. Tư thế kỵ sĩ

  • Khi hít vào, ngẩng đầu lên để nhìn về phía trước, hai tay vẫn chống xuống đất.
  • Bước dài chân phải về phía sau sao cho gót chân phải hướng lên trên một góc 90 độ.
  • Chân trái vuông góc với sàn.

Tác dụng:

  • Kéo giãn cơ hông
  • Tăng cường sức mạnh cho đầu gối và bụng
  • Cải thiện trí lực
photo-1666690207042

Tư thế kỵ sĩ

2.5. Tư thế tấm ván

  • Hai tay giữ nguyên vị trí.
  • Rút chân trái về phía sau, cạnh chân phải sao cho cả cơ thể là một mặt phẳng.
  • Giữ hơi thở của bạn ở đây trước khi chuyển sang tư thế tiếp theo.

Tác dụng:

  • Tăng cường sức mạnh cánh tay, vai, cổ tay.
  • Cải thiện tư thế
  • Tăng sự cân bằng và tập trung
photo-1666690208182

Tư thế tấm ván

2.6. Gối, ngực, cằm chạm thảm

  • Thở ra khi bạn từ từ hạ đầu gối, ngực, cằm chạm xuống sàn, nhìn thẳng về phía trước.
  • Giữ cánh tay ôm vào hai bên người và nâng bụng, đùi và ống chân lên.
  • Các bộ phận cơ thể duy nhất nên nằm trên mặt đất là ngón chân, bàn tay, đầu gối, ngực và cằm.

Tác dụng:

  • Mở rộng lồng ngực và cải thiện khả năng vận động của cột sống
  • Tăng cường sức mạnh cho gân cơ, chân và ngực
  • Phát triển sức mạnh phần trên của cơ thể
photo-1666690210092

Gối, ngực, cằm chạm thảm

2.7. Rắn hổ mang

  • Khi hít vào, trượt toàn bộ cơ thể lên mặt sàn, duỗi thẳng hai chân, úp mu bàn chân xuống sàn, nâng ngực, đầu, duỗi thẳng cánh tay.
  • Ở tư thế rắn hổ mang, đầu, ngực và bụng được nâng lên. Chú ý luôn giữ vai xa tai.

Tác dụng:

  • Căng vai, ngực và bụng
  • Làm săn chắc cơ mông
  • Giảm căng thẳng ở lưng và cột sống
photo-1666690211288

Tư thế rắn hổ mang

8. Chó úp mặt

  • Khi thở ra, co các ngón chân lại và đưa hông cao lên về tư thế chó úp mặt.
  • Đưa ngực về phía đùi và kéo dài qua cánh tay và vai, giữ nguyên bàn tay và dang rộng các ngón tay.
  • Tập trung vào cơ và đùi của bạn. Nhấn gót chân về phía mặt đất nhiều nhất có thể.

Tác dụng:

  • Tăng cường sức mạnh cho cánh tay, cốt lõi, chân, cổ tay và vai
  • Kéo giãn gân kheo, cột sống và vai
  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể và tâm trí
photo-1666690212374

Tư thế chó úp mặt

2.9. Trở về tư thế kỵ sĩ

  • Khi hít vào, hãy trở lại với tư thế kỵ sĩ
  • Gập đầu gối, bàn chân chạm sàn.
photo-1666690213633

Tư thế kỵ sĩ

2.10. Cúi gập người về phía trước

Khi thở ra, trở lại tư thế đứng uốn cong về phía trước bằng cách bước chân trái lên để chạm vào sườn của bạn

photo-1666690214788

Cúi gập người về phía trước

2.11 Trở về tư thế hướng tay lên

photo-1666690215901

Tư thế hướng tay lên

2.12 Trở về tư thế cầu nguyện

photo-1666690217105

Tư thế cầu nguyện.

Mời bạn xem thêm video:

7 Thực phẩm giảm đau họng

Lê Việt Thi (Theo verywellfit, doyou.com)
Ý kiến của bạn