Hà Nội

Bài học phòng chống Ebola rút ra từ dịch SARS

11-11-2014 08:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Qua dịch SARS, các quốc gia đã rút ra nhiều bài học quý báu áp dụng cho cuộc chiến phòng chống dịch Ebola đang diễn ra hiện nay.

Đại dịch SARS hay Hội chứng hô hấp cấp, căn bệnh đường hô hấp ở người, bùng phát cuối năm 2002. sang đến đầu năm 2003, SARS đã vượt khỏi biên giới Hồng Kông lan sang 37 quốc gia, làm cho 8.422 trường hợp nhiễm bệnh, 916 người tử vong. Qua dịch SARS, các quốc gia đã rút ra nhiều bài học quý báu áp dụng cho cuộc chiến phòng chống dịch Ebola đang diễn ra hiện nay.

Ebola nguy hiểm hơn SARS ?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tính đến ngày 20/10 đã có 9.216 trường hợp nhiễm Ebola, 4.555 người bị thiệt mạng. Dự báo, số ca nhiễm Ebola có thể lên đến 10.000 người vào đầu tháng 12 tới, tập trung chủ yếu tại các quốc gia vùng tâm dịch Tây Phi như Guinea, Liberia, Nigeria, Senegal, Sierra Leone và bắt đầu có mặt tại Tây Ban Nha và Mỹ. Dịch Ebola được dư luận quan tâm từ khi Thomas Eric Duncan, người Mỹ bị nhiễm Ebola từ châu Phi trở về Texas, làm cho hai y tá chăm sóc là Nina Phạm và Amber Vinson bị mắc bệnh theo. Cũng từ đây, cộng đồng thế giới lo ngại việc lây nhiễm có thể bùng phát mặc dù chính phủ Mỹ và WHO tuyên bố sẽ làm hết sức mình để ngăn chặn dịch.

Tính đến ngày 20/10 đã có 9.216 trường hợp nhiễm, 4.555 người bị thiệt mạng vì Ebola

Tính đến ngày 20/10 đã có 9.216 trường hợp nhiễm, 4.555 người bị thiệt mạng vì Ebola

 

Với việc bùng phát dịch Ebola làm cho người ta nhớ lại những trận dịch tương tự từng diễn ra trong quá khứ. Gần đây nhất là dịch Hội chứng hô hấp cấp trầm trọng (SARS). SARS xuất hiện lần đầu vào tháng 10/2002, và sau đó lại tái trở lại vào tháng 3/2003. Khi SARS diễn ra, cộng đồng y tế thế giới lo lắng nguy cơ đột biến, lây lan nhanh trên diện rộng. SARS lan truyền qua đường hô hấp và vật truyền bệnh nhưng nếu lan qua đường không khí thì mối nguy hiểm sẽ tăng nhanh. Tuy nhiên, đến nay nhìn lại thì dịch SARS ít nguy hiểm hơn Ebola. Theo WHO, trung bình cứ 10.000 trường hợp nhiễm bệnh thì 1.000 ca tử vong, hay 10,9 %. trong khi đó tỉ lệ này ở Ebola từ 70% đến 90%.

Bài học rút ra từ dịch SARS

Phối hợp hành động giữa các cơ quan của chính phủ:

Có hai điều chúng ta rút ra từ dịch SARS, một, có tới 30 quốc gia có người mắc bệnh trong thời gian vài tuần sau khi dịch bùng phát. Hai, SARS gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế thế giới, khoảng 30 - 100 tỉ USD, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực hàng không và du lịch. Do dịch bùng phát, số ca tử vong tăng nhanh nên nhiều sân bay, thành phố đông dân trở thành những sân bay ma, độ thị quỷ ám, hay trung tâm mua sắm hoang vắng, còn nhân viên y tế thì bỏ việc. Theo thống kê, dịch SARS đã làm cho 21% số nhân viên y tế bị thiệt mạng nhưng tính đến thời điểm hiện tại, tỉ lệ này ở dịch Ebola đã lên tới 22%. Số ca nhiễm bệnh tăng nhanh không chỉ xem là trách nhiệm của ngành Y mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, cần phải có sự phối hợp mạnh mẽ, đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành của chính phủ như giao thông, hàng không, du lịch, xuất nhập cảnh, thông tin liên lạc, tài chính cho đến an ninh, quốc phòng hay giáo dục... Cơ chế đưa ra các quyết định đối phó dịch rất phức tạp và mang tính thách thức, đòi hỏi phải có tiến độ, kế hoạch tỷ mỉ và mang tính khả thi cao.

Hành động toàn cầu:

Ngay sau dịch SARS diễn ra, năm 2005, nhằm giúp mọi người nhận biết nhanh dịch bệnh, Bộ Quy tắc Y tế quốc tế, gọi tắt là IHR đã được ra đời. Đây thực chất là thỏa thuận mang tính pháp lý, cung cấp tổng quan việc phối hợp quản lý các sự kiện y tế mang tính cấp bách toàn cầu. Trong bộ quy tắc IHR sửa đổi, khái niệm “các trường hợp khẩn cấp y tế được cộng đồng quốc tế quan tâm” đã được bổ sung. Việc bổ sung là cần thiết để giúp các nước thiết lập các yếu tố tối thiểu liên quan đến năng lực y tế công cộng của mình.

Tuyên truyền phòng chống SARS ở Hồng Kông tháng 4/2003

Tuyên truyền phòng chống SARS ở Hồng Kông tháng 4/2003

Hưởng ứng với bộ quy tắc trên, các bộ ban ngành của chính phủ sẽ được huy động để đáp ứng cho việc đối phó với dịch bệnh, không một quốc gia, cơ quan nào đứng ngoài cuộc. Đối phó với trường hợp xấu nhất (nhiễm trùng lây truyền qua đường không khí với tốc độ cao), thì ngoài kế hoạch cụ thể của quốc gia, mỗi nước cần phối hợp chặt chẽ với WHO nhưng phải đảm bảo tính nhất quán, phù hợp và hiệu quả. Ví dụ, năm 2009 khị dịch cúm A (H1N1) hoặc dịch “cúm lợn” bùng phát, các kế hoạch này được thực hiện tốt. Một số quốc gia ở châu Á đã vận dụng linh hoạt và hiệu quả bộ quy tắc nói trên trong các lần dịch cúm A (H5N1) và dịch cúm gia cầm A(H7N9) xảy ra. Thực tế cúm có nguy cơ lây lan nhanh hơn so với virus Ebola, do đó các quốc gia cần vận dụng bộ quy tắc này linh hoạt, phù hợp với các quy định hiện hành của WHO.

Hạn chế đi lại:

Song song với việc áp dụng bộ quy chế HIR, các quốc gia cần làm rõ những bài học kinh nghiệm rút ra từ các trận dịch xảy ra trước đây. Ví dụ như sàng lọc hành khách đến sân bay được thực hiện rộng rãi trong đại dịch cúm năm 2009, cho dù không phát hiện được trường hợp nào hoặc dùng máy quét nhiệt tại các sân bay cũng còn nhiều hạn chế, song các biện pháp này không nên bỏ qua. Ví dụ, vì lý do chính trị, một số quốc gia phát triển, đặc biệt là Anh và Mỹ vẫn áp dụng biện pháp sàng lọc hành khách tại sân bay và coi đây là phương án hiệu quả , để bảo vệ tính mạng chung cho nhiều người.

 

Kiểm dịch Ebola tại sân bay
Kiểm dịch Ebola tại sân bay

Cuối cùng, việc hạn chế đi lại được xem là hiệu quả trong thời gian dịch SARS hoành hành và nay cũng rất có ích trong việc phòng chống Ebola mặc dù, thiệt hại do “ngăn sông cấm chợ” đối với các nền kinh tế Tây Phi sẽ làm cho các nước này vốn đã nghèo lại càng khó khăn hơn, kể cả việc cung cấp nhân viên y tế lẫn vật tư cần thiết phục vụ cho mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, nhưng đây lại là giải pháp tình thế có lợi chung cho cả nhân loại nên không thể không làm.

Khắc Nam (Theo CNN - 10/2014)

 


Ý kiến của bạn