Hà Nội

Bạch quả - Vị thuốc quý

24-03-2011 13:10 | Y học cổ truyền
google news

Cây bạch quả còn gọi là Ngân hạnh, tên khoa học Ginkgo biloba L. Ginkgoaceae, là một loài cây đã có từ hàng triệu năm nay.

Cây bạch quả còn gọi là Ngân hạnh, tên khoa học Ginkgo biloba L. Ginkgoaceae, là một loài cây đã có từ hàng triệu năm nay.

Bạch quả giàu chất dinh dưỡng, có thể xào, làm mứt và các chế phẩm khác. Quả, hạt nhân, lá cây đều là những vị thuốc quý.

Trong Đông y, ngân hạnh thường được dùng trong các bài thuốc điều trị hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, lao phổi, đái dắt, di tinh, bạch đới...

Qua các thử nghiệm lâm sàng cho thấy cao chiết từ lá bạch quả có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu não, cải thiện sự cung cấp máu cho não, được dùng để cải thiện trí nhớ, chữa chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, đau nửa đầu.

Cao lá bạch quả còn ức chế yếu tố hoạt hoá tiểu cầu, ngăn chặn hiện tượng ngưng tập tiểu cầu, đề phòng sự thành lập huyết khối và tai biến mạch máu não. Từ cao lá bạch quả chế ra thuốc tuần hoàn não như tanakan.

 Quả ngân hạnh.

Bạch quả còn là vị thuốc hiệu quả điều trị nhiều chứng bệnh:

Đái són: Ngân hạnh sao, mỗi tuổi 1 hạt, nhiều nhất không quá 7 hạt, bỏ vỏ cứng, giã nát. Mỗi sáng sớm hằng ngày uống với nước sữa đậu nành pha đường. Uống liên tục sẽ có tác dụng.

Đại tiện ra máu: Ngân hạnh 15g đập vỡ, địa du 15g, cây dành dành 6g, sắc uống vào hai buổi sáng - chiều hàng ngày.

Bạch đới quá nhiều: Nhân ngân hạnh sao 10 hạt, hạt bí đao 30g, sắc uống ngày 2 lần (sáng, chiều).

Ho hen nhiều đờm: Ngân hạnh 9g đập vỡ, ma hoàng 6g, cam thảo 3g, khoản đông hoa 9g, sắc uống.

Di tinh: Ngân hạnh 9g đập vỡ, phúc bồn tử 6g, khiếm thực 15g, tổ bọ ngựa 6g (tang phiêu diêu), sắc uống.

Váng đầu chóng mặt: Ngân hạnh 3 hạt, cùi nhãn 8 quả, thiêm ma 3 g, ăn vào lúc đói buổi sáng.

Đầu mặt lở ngứa: Ngân hạnh sống 10 hạt, giã nát bôi.

Lương y  Vũ Quốc Trung


Ý kiến của bạn