Bạch cầu trung tính có chức năng tiêu diệt và tiêu hóa các vi sinh vật gây hại, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của nấm, vi khuẩn… Do đó, bất kỳ khiếm khuyết nào về thành phần, chức năng hoặc số lượng bạch cầu trung tính đều có thể dẫn đến nhiễm trùng tái phát.
Bệnh giảm bạch cầu là gì?
Bệnh giảm bạch cầu xảy ra khi số lượng bạch cầu trong máu bị giảm dưới mức bình thường. Bạch cầu chính là thành viên hoạt động tích cực trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại sự xâm nhập của nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn và các bệnh nhiễm trùng.
Tùy thuộc vào độ tuổi số lượng bạch cầu trung tính trong cơ thể sẽ ở mức khác nhau. Sau đây là 3 mức độ giảm bạch cầu người bệnh cần lưu ý:
- Bạch cầu giảm nhẹ: 1.000 - 1.500 tế bào/µl máu;
- Bạch cầu giảm vừa: 500 – 1.000 bạch cầu/µl máu;
- Bạch cầu giảm nặng: < 500 bạch cầu/µl máu.
- Bạch cầu trung tính giảm là tình trạng số lượng bạch cầu trung tính trong máu thấp.
Nguyên nhân bạch cầu trung tính giảm
Bạch cầu trung tính giảm có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh giảm bạch cầu trung tính đó là:
- Chứng bẩm sinh hiếm gặp như hội chứng giảm sản sụn tóc, hội chứng Chediak-Higashi, rối loạn sừng hóa bẩm sinh.
- Nhiễm trùng có thể làm suy yếu quá trình sản xuất bạch cầu trung tính hoặc phá hủy miễn dịch, dẫn đến giảm số lượng bạch cầu trung tính trong máu.
- Uống rượu cũng có nguy cơ làm bạch cầu trung tính giảm do phản ứng hóa hướng động bạch cầu trung tính của tủy bị ức chế trong một số bệnh nhiễm trùng, điển hình là viêm phổi do phế cầu khuẩn.
- Ung thư và các rối loạn về máu hoặc tủy xương khác, bao gồm bệnh bạch cầu và ung thư hạch. Điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị có thể gây hại hoặc phá hủy bạch cầu trung tính hoặc tủy xương tạo ra bạch cầu trung tính.
- Thiếu hụt dưỡng chất cần thiết như vitamin B12, axit folate.
- Do dùng các loại thuốc như: kháng sinh, thuốc kháng giáp, thuốc chống loạn thần,...
Triệu chứng khi bạch cầu trung tính giảm
Không gây ra triệu chứng, nhưng các bệnh nhiễm trùng xảy ra do tình trạng này có thể biểu hiện với các dấu hiệu điển hình sau:
- Sốt
- Mệt mỏi
- Đau họng, viêm họng
- Sưng hạch bạch huyết
- Loét trong miệng hoặc xung quanh hậu môn
- Đau, sưng tấy và phát ban ở vị trí nhiễm trùng
- Tiêu chảy
- Đau khi đi tiểu hoặc các triệu chứng tiết niệu khác như tiểu đột ngột, tăng/ giảm tần suất tiểu bất thường
Các biến chứng thường gặp của bạch cầu trung tính giảm là nhiễm trùng tái phát do vi khuẩn, virus và nấm, có nguy cơ dẫn đến tử vong. Ngoài ra, người bệnh bị giảm bạch cầu bẩm sinh thứ phát do đột biến ở ELane, HAX1, WAS, GATA2, G6PC3 và SBDS cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng rối loạn sinh tủy hoặc bệnh bạch cầu tủy cấp tính.
Điều trị và phòng ngừa bạch cầu trung tính giảm
Các phương pháp phổ biến gồm:
- Dùng thuốc kháng sinh nếu giảm bạch cầu kèm theo sốt.
- Corticosteroid có tác dụng ngăn chặn hoặc làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó hạn chế phá hủy bạch cầu trung tính.
Để phòng ngừa nhiễm trùng do bạch cầu trung tính giảm, người bệnh nên thực hiện:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước để sát khuẩn, tránh lây lan vi khuẩn, virus, nấm…
- Không nên dùng chung đồ dùng, cốc, thức ăn, đồ uống, khăn tắm, dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng …
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, rửa sạch trái cây, rau quả trước khi ăn/ nấu. Bảo quản thịt, cá cách xa các thực phẩm khác, sát khuẩn nhà bếp hàng ngày, nấu thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp…
- Tiêm phòng đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Xem thêm video được quan tâm
Bắp Cải - Món ăn bài thuốc | SKĐS