Ông chủ thầu tỏ ra tiếc khi thấy người thợ lành nghề xin thôi việc. Ông ta đề nghị bác cố xây giúp cho hãng thêm một ngôi nhà nữa rồi nghỉ coi như là vì ông. Bác thợ đồng ý làm nhưng ai cũng hiểu rằng bác miễn cưỡng nhận lời chứ không thực lòng muốn nhận công việc này.
Để đối phó với ông chủ, bác thợ mộc già gọi đại một nhóm thợ có tay nghề kém và mua những loại vật liệu chất lượng kém để xây dựng căn nhà ấy. Khi ngôi nhà được xây xong, ông chủ thầu đến tiếp nhận công trình và trao vào tay bác chiếc chìa khóa nhà. Ông nói với bác: “Đây là nhà của anh. Tôi biếu anh món quà này để cảm ơn anh đã làm việc cho hãng bấy lâu nay”.
Lời bàn:Đôi khi, chúng ta xây dựng cuộc đời mình một cách cẩu thả mà không hề hay biết những việc ta đang làm đó là cho chính bản thân mình, chứ không phải cho bất kỳ ai khác. Thế rồi, đến một ngày, khi trông thấy tình trạng tồi tệ và nhận ra rằng mình đang sống trong căn nhà tồi tệ do chính tay ta dựng nên thì chúng ta mới cảm thấy “choáng”.
Tất cả những điều trên không nằm ngoài luật nhân - quả mà đức Phật và các thiền sư đã truyền dạy.
Trở lại câu chuyện trên, hãy hình dung mình là bác thợ mộc, còn cuộc đời chúng ta chính là ngôi nhà. Mỗi ngày ta tự xây lên một viên gạch, ta hãy xây ngôi nhà của mình một cách nghiêm túc và tử tế. Ngay cả nếu ta chỉ còn sống một ngày, ngày sống đó cũng đáng để ta sống sao cho có ý nghĩa.
Hoàng Long