Bác sỹ gây mê hồi sức trình độ cao: Sẽ hết giai đoạn “Đãi cát tìm vàng”?

06-06-2018 10:30 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Được mệnh danh là “người gác cửa” cho sinh tử của bệnh nhân trong mỗi ca mổ, bác sĩ gây mê hồi sức có một vai trò cực kỳ quan trọng. Thế nhưng trong nhiều năm qua, nguồn nhân lực cho ngành gây mê hồi sức luôn trong tình trạng thiếu hụt, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao.

Được mệnh danh là “người gác cửa” cho sinh tử của bệnh nhân trong mỗi ca mổ, bác sĩ gây mê hồi sức có một vai trò cực kỳ quan trọng. Thế nhưng trong nhiều năm qua, nguồn nhân lực cho ngành gây mê hồi sức luôn trong tình trạng thiếu hụt, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao.

Thiếu bác sỹ gây mê hồi sức

Theo số liệu của Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam, tính đến nay, số lượng bác sĩ gây mê trên toàn quốc ước tính là 1.000 người, chiếm tỷ lệ trên dân số là 1/96.491. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với Singapore (1/24.748) và Phillipines (1/28.118). Đặc biệt, tình trạng thiếu hụt bác sĩ gây mê càng trở nên rõ rệt ở các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện.

Các đại biểu cắt băng khánh thành phòng huấn luyện mô phỏng

Điều đáng nói là không phải đến nay, việc thiếu hụt bác sĩ gây mê hồi sức mới được cảnh báo. Từ hàng chục năm trước, ngành y tế cũng đã đau đầu với nguy cơ phải “đãi cát tìm vàng” mới ra được bác sỹ gây mê hồi sức trình độ cao.

Lý giải cho vấn đề này, TS.BS Phan Tôn Ngọc Vũ – Trưởng khoa Gây mê hồi sức – Đại học Y dược TP HCM cho biết, bản thân gây mê hồi sức là một chuyên ngành rất khó, đầy thách thức đối với sinh viên. Bác sĩ gây mê hồi sức phải đánh giá được bệnh nhân trước khi phẫu thuật, phải đọc được quá trình diễn biến của người bệnh trong suốt quá trình phẫu thuật và tiên lượng được khả năng hồi phục của bệnh nhân sau mổ, phải hiểu biết về các loại thuốc mà bệnh nhân sử dụng trong phẫu thuật... Để làm được điều đó họ phải có kiến thức về nội khoa, ngoại khoa, dược lý…

Bên cạnh đó, việc thực hành cho ngành gây mê hồi sức cũng gặp phải rất nhiều khó khăn bởi thiếu hụt những trung tâm huấn luyện mô phỏng gây mê hồi sức công nghệ cao, được trang bị đầy đủ máy móc.

Những quả ngọt đầu tiên

Theo các chuyên gia y tế, nếu chỉ một mình ngành y tế sẽ khó có thể giải quyết được tình trạng thiếu hụt nhân lực này trong một sớm một chiều. Thay vào đó, nên có sự vào cuộc của xã hội, đặc biệt là sự kết hợp, hỗ trợ của các doanh nghiệp.

Có thể kể đến mô hình thành công của phòng huấn luyện mô phỏng gây mê hồi sức của GE Healthcare, Vietmedical và 2 bệnh viện Việt Đức và ĐH Y dược TP HCM làm ví dụ.

Tháng 7/2016, Phòng Thực hành Tiền Lâm sàng và Mô phỏng trong Gây mê Hồi sức đầu tiên đặt tại BV Việt Đứckhánh thànhgây một tiếng vang lớn trongngành gây mê hồi sức. Sau 2 năm đi vào hoạt động, phòng thực hành đã đón nhận khoảng 400 học viên thuộc nhiều đối tượng như kỹ thuật viên, sinh viên định hướng, sinh viên GMHS năm cuối, bác sỹ trẻ….đến thực hành. Không dừng lại ở đó, chỉ 2 năm sau, tháng 5/2018, trung tâm thứ hai với tên gọi Phòng huấn luyện mô phỏng Gây mê Hồi sức đặt tại Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM tiếp tục được đưa vào sử dụng.

Phòng huấn luyện mô phỏng Gây mê Hồi sứcđược trang bị những thiết bị tiên tiến nhất của GE như hệ thống máy gây mê, máy theo dõi bệnh nhân và hệ thống theo dõi trung tâm, máy thở, máy điện tim và hệ thống thiết bị mô phỏng cao cấp. Đặc biệt hệ thống máy gây mê còn bao gồm máy gây mê cơ bản, phù hợp cho các bệnh viện tuyến dưới. GE cũng cam kết sẽ đào tạo và chuyển giao công nghệ đồng thời tài trợ cho một số bác sỹ của trung tâm đi học ở Singapore.

Các bác sĩ thực hành mô phỏng

“Với cam kết đóng góp cho ngành y tế Việt Nam thông qua đào tạo nguồn nhân lực, chúng tôi mong muốn xây dựng Phòng huấn luyện mô phỏng Gây mê Hồi sức trở thành nơi không chỉ các bác sĩ trong nước mà cả ở khu vực có thể đến nghiên cứu, trao đổi và thực hành”, ông Nilesh Shah, Tổng Giám đốc ngành hàng thiết bị điều trị, GE Healthcare khu vực Châu Phi, Đông Nam Á và Nam Á, GE Healthcare cho biết.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc BV ĐH Y Dược TP.HCM, hướng tới đào tạo mô phỏng theo chuẩn quốc tế là đòi hỏi tất yếu đối với các trung tâm đào tạo lớn như BV ĐH Y Dược TP.HCM:“Sự hỗ trợ của các doanh nghiệp như GE Healthcare và VietMedical sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các bệnh viện trong việc đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao”.

Đồng tình với quan điểm này, Vụ trưởng Vụ trang thiết bị công trình y tế - Bộ Y tế Nguyễn Minh Tuấn cũngcho rằng, đối với ngành y tế, việc sử dụng khai thác các trang thiết bị y tế sao cho đồng bộ hiệu quả, đúng quy trình để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân là vô cùng quan trọng. “Các trung tâm thực hành tại BV Việt Đức và BV ĐH Y dược TP HCM đã mở ra hướng đi mới đầy tốt đẹp và hy vọng sẽ được nhân rộng” – ôngchobiết.


Trâm Nguyễn
Ý kiến của bạn