Bác sĩ thẩm mỹ chỉ ra nguyên nhân nâng mũi hỏng

19-01-2024 08:00 | Khỏe - Đẹp

Nâng mũi hỏng do nhiều yếu tố tác động đến trước, trong và sau quá trình nâng mũi. Trước khi thực hiện nâng mũi, chị em nên có sự tham khảo tìm hiểu kỹ càng để chuẩn bị tâm lý tốt cho ca phẫu thuật cũng như tránh được các biến chứng khi nâng mũi.

Đó là chia sẻ của BS. Nguyễn Quang Dũng, khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Viện Y học Phòng không – Không quân.

Bác sĩ thẩm mỹ chỉ ra nguyên nhân nâng mũi hỏng- Ảnh 1.

Biến chứng nâng mũi hỏng

Một số biến chứng nâng mũi thường gặp

- Chảy máu và tụ máu sau phẫu thuật

- Nhiễm trùng mũi

- Lệch vẹo sống mũi

- Mũi co rút, biến dạng

- Lộ sóng, bóng đỏ da

- Lộ sụn đầu mũi, thủng đầu mũi, lòi sụn

- Hoại tử mũi

Nhiều ca nâng mũi lỗi khiến khách hàng cảm thấy phiền lòng, đau đớn vì mũi sưng đỏ kéo dài hoặc méo mó khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp và gây hại cho sức khỏe.

Nguyên nhân nâng mũi hỏng

Bác sĩ Nguyễn Quang Dũng, khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Viện Y học Phòng không - Không quân tiết lộ "danh sách đen" những nguyên nhân khiến ca phẫu thuật nâng mũi thất bại thường gặp:

Kinh nghiệm phẫu thuật của bác sĩ

Lạm dụng nâng mũi quá cao: Khi vùng đầu mũi được nâng quá cao nhưng không tương ứng với độ vững chắc của nền sụn, sau khi ghép thường khiến mũi chịu áp lực gây đỏ da, da bị bào mòn dần dẫn đến lộ chất liệu sụn ở dưới da đầu mũi, lâu dần khiến đầu mũi có nguy cơ thủng. Khi sống mũi và đầu mũi bị nâng quá cao khiến da mũi bị căng và lộ sụn sống mũi. Chiếc mũi bị thô cứng, mất đi vẻ tự nhiên, tăng nguy cơ lệch vẹo.

Bác sĩ thẩm mỹ chỉ ra nguyên nhân nâng mũi hỏng- Ảnh 2.

Kinh nghiệm phẫu thuật của bác sĩ rất quan trọng

Thao tác kỹ thuật kém: Trong quá trình phẫu thuật bác sĩ làm tổn thương mô quá nhiều không cần thiết dẫn đến chảy máu, thao tác không đảm bảo vô trùng gây nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật, dẫn đến phải tháo sụn hoặc bao xơ, co rút mũi.

Chất liệu nâng mũi

Chất liệu nâng mũi không phù hợp: sụn kém chất lượng, không đảm bảo vô trùng sẽ dễ gây hiện tượng viêm, nhiễm trùng, đào thải sụn; hoặc chất liệu quá cứng, quá dày sẽ khiến mũi dễ bóng đỏ, lộ sụn hoặc thậm chí gặp tình trạng biến dạng, lòi sụn.

Cơ sở thực hiện

Thực hiện tại cơ sở spa thẩm mỹ không đảm bảo điều kiện phẫu thuật: Nâng mũi là phẫu thuật cần được thực hiện tại bệnh viện đảm bảo vô trùng, an toàn cho bệnh nhân; giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng trong và sau mổ, cũng như các biến chứng nặng và nguy hiểm khác.

Bác sĩ thẩm mỹ chỉ ra nguyên nhân nâng mũi hỏng- Ảnh 3.

Phẫu thuật nâng mũi nên được thực hiện ở bệnh viện đảm bảo an toàn

Nâng mũi hỏng có sửa được không?

Bác sĩ Nguyễn Quang Dũng chia sẻ, việc chỉnh sửa các ca nâng mũi hỏng hoàn toàn là có thể, nhưng việc sửa đi sửa lại nhiều lần gây nên tổn thương vùng da và cấu trúc sụn mũi, tăng bề dày vách ngăn gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, khiến cuống mũi bị chèn ép, kéo theo nhiều biến chứng khác.

Việc sửa mũi hỏng có thể thực hiện sau 6 tháng đầu nếu bác sĩ không có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn sâu là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong chỉnh mũi hỏng lần kế tiếp.

Để tránh các yếu tố khiến nâng mũi hỏng thì các chị em cần sáng suốt lựa chọn bác sĩ uy tín có giấy phép hành nghề và nhiều năm kinh nghiệm phẫu thuật nâng mũi, sửa mũi và cơ sở thực hiện đảm bảo tiêu chuẩn. Bác sĩ Nguyễn Quang Dũng tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội, có 10 năm kinh nghiệm trong việc nâng mũi và sửa mũi hỏng tại các thương hiệu thẩm mỹ lớn tại Việt Nam. Hiện là bác sĩ phụ trách chuyên môn tại khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Viện Y học Phòng không - Không quân.

Các bạn muốn tư vấn và thăm khám với bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ tại Viện Y học Phòng không - Không quân Nguyễn Quang Dũng có thể đặt lịch theo Hotline: 0842805999 hoặc qua trực tiếp Khoa phẫu thuật thẩm mỹ, Tầng 9 nhà D4, Viện y học Phòng không - Không quân - 225 Trường Chinh, Thanh Xuân Hà Nội.


PV
Ý kiến của bạn