Bác sĩ mách bạn cách đề không bị mất răng vì viêm nha chu

24-05-2019 08:21 | Đời sống

SKĐS -Một trong những nguyên nhân gây mất răng hàng loạt là bệnh lý quanh răng (bệnh nha chu) - khởi đầu từ vệ sinh răng miệng kém dẫn đến tình trạng viêm nướu; viêm nha chu kèm tiêu xương ổ răng.

Lung lay cả hàm răng do viêm nha chu

Hậu quả là răng không còn được nâng đỡ bởi phần xương ổ cứng chắc, dẫn đến lung lay và mất răng do nhổ hoặc tự rụng. Các yếu tố như, di truyền cơ địa nhạy cảm với các yếu tố gây viêm, bệnh tiểu đường, xạ trị, hay chấn thương có thể thúc đẩy bệnh nha chu diễn ra thuận lợi hơn.

Chỉ vừa mới qua cái tuổi 30, chị T. hốt hoảng phát hiện cả hàm răng lung lay. Chi T cho biết, thời gian đầu chị không không thấy răng đau nhức nhưng mỗi lần ăn uống đồ lạnh hoặc chải răng là thấy ê buốt, thi thoảng chải răng có chảy máu. Chính vì chủ quan nên chị không nghĩ tới răng bị lung lay nhiều như vậy. Sau khi phát hiện răng lung lay chị T lo lắng nên đã đến nha sĩ, sau khi khám  các bác sĩ kết luận chị bị viêm nha chu, dẫn đến răng lung lay.

Diễn biến của viêm nha chu .

Theo Bác sĩ răng hàm mặt Lê Huy Thành  cho biết, bệnh nha chu ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì bất thường nên nhiều người chủ quan, tự ý mua thuốc hoặc điều trị tại nhà. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn là khi chạm vào nướu sẽ gây chảy máu và không chạm vào nướu cũng tự động chảy máu, chảy mủ thì bạn sẽ gặp các biến chứng nghiêm trọng như viêm nướu, viêm tủy, áp xe ổ răng, mất răng, tụt nướu.

Một trong những nguyên nhân gây mất răng hàng loạt là bệnh lý quanh răng (bệnh nha chu) - khởi đầu từ vệ sinh răng miệng kém dẫn đến tình trạng viêm nướu; viêm nha chu kèm tiêu xương ổ răng. Hậu quả là răng không còn được nâng đỡ bởi phần xương ổ cứng chắc, dẫn đến lung lay và mất răng do nhổ hoặc tự rụng. Các yếu tố như, di truyền cơ địa nhạy cảm với các yếu tố gây viêm, bệnh tiểu đường, xạ trị, hay chấn thương có thể thúc đẩy bệnh nha chu diễn ra thuận lợi hơn.

BS Thành giải thích bệnh nha chu thực chất là bệnh của các mô quanh răng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe như mất răng hàng loạt, và những biến chứng nguy hiểm khác về bệnh tim mạch, đột quỵ, nhiễm trùng nội mạc, các bệnh về hô hấp, tiểu đường, tình trạng sinh non ở phụ nữ mang thai...Vì vậy, việc điều trị đúng mức, triệt để là vô cùng quan trọng.

Quy trình điều trị nha chu chuẩn.

Bệnh nha chu có chữa khỏi hoàn toàn không?

Cũng theo BS Thành, để điều trị hiệu quả cần theo từng bước sau đây.

Bước 1: Xác định viêm nha chu

Đầu tiên, bạn được kiểm tra tổng quát răng miệng để xác định bạn có bị viêm nha chu hay không, mức độ viêm nha chu như thế nào?

Bước 2: Khám và chụp X – quang

Bác sĩ tiến hành chụp X – quang để xác định túi nha chu của bệnh nhân đang ở mức độ nào sau đó đưa ra phương án điều trị phù hợp, đảm bảo phục hồi tốt nhất.

Bước 3: Xử lý túi nha chu viêm

Tùy vào tình trạng viêm nha chu của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp để xử lý túi nha chu viêm theo hai phương án như sau:

– Điều trị không cần phải phẫu thuật

Đối với các trường hợp viêm nha chu nhẹ, bác sĩ tiến hành điều trị bằng cách vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, làm sạch cao răng và mảng bám khỏi chân răng. Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng kháng sinh tại chỗ hoặc uống thuốc để giúp kiểm soát nhiễm khuẩn.

Điều trị cần phẫu thuật

Đối với trường hợp sau khi cạo vôi răng, nạo vét túi viêm nha chu nhưng do chân răng quá yếu hoặc túi viêm nha chu đã ăn sâu vào trong tủy; túi nha chu quá lớn khiến chân răng chảy máu, lung lay răng khiến bệnh nhân cảm thấy đau, ê buốt, khó chịu.

Lúc này, bạn đã bị viêm nha chu quá nặng bác sĩ bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật nạo vét sạch túi nha chu viêm và điều chỉnh lại các mô của nha chu.

Bác sĩ Thành cho biết bệnh nha chu ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì bất thường nên nhiều người chủ quan.

Bước 4: Vệ sinh sau điều trị

Sau khi làm sạch vị trí nha chu bị viêm, nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng, làm sạch vết thương vừa xử lý. Bác sĩ sẽ kiểm tra lại lần nữa xem vùng bị viêm đã được điều trị triệt để hay chưa, sau đó đặt lịch tái khám và kiểm tra nếu cần thiết.

Chia sẻ về điều trị nha chu, Bs Thành cho biết, thực tế trên phòng khám bệnh nhân thường băn khoăn bệnh nha chu có chữa khỏi hoàn toàn không?

Giải thích về vấn đề này, BS Thành cho biết, nha chu là bệnh do vi khuẩn tấn công vào nướu, gây phá hủy cấu trúc liên kết giữa dây chằng nha chu, xương ổ răng khiến răng không còn được bảo vệ nâng đỡ. Việc điều trị nha chu khỏi hoàn toàn hay không còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như:

- Sau khi cao răng được làm sạch, vi khuẩn nha chu bị ngăn chặn, việc tiêu xương và tổn thương dây chằng kết thúc, răng cứng trở lại thì việc điều trị nha chu được coi là đã khỏi.

- Với trường hợp xương đã tiêu không có khả năng phục hồi lại, mảng bám thức ăn vẫn tiếp tục bám vào hình thành vôi răng, nha chu vẫn có thể quay lại.  Vì vậy, nha chu trong trường hợp này là đã chưa khỏi nhưng không khỏi hoàn toàn và vẫn có nguy cơ tái phát.

Lời khuyên thầy thuốc

BS Thành khuyến cáo, cách chăm sóc răng miệng sau điều trị nha chu để bệnh khỏi hoàn toàn và viêm nha chu không quay trở lại là :

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh tình trạng thức ăn thừa bám lại tạo thành mảng bám trên răng.

- Kiểm tra định kỳ và lấy cao răng 6 tháng 1 lần.

- Hạn chế uống rượu, bia và sử dụng các loại thức ăn có tính axit cao.

- Nếu có thức ăn mắc vào kẽ răng, nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ một cách triệt để.

- Sử dụng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng và chải răng đúng cách theo hướng dẫn của bác sỹ.


Theo thống kê, tại nước ta có trên 90% người có bệnh về răng miệng, trong đó khoảng trên 85% trẻ em 6-8 tuổi có sâu răng sữa, còn sâu răng vĩnh viễn gia tăng theo tuổi.

Ở người cao tuổi và người trưởng thành, có trên 80% người có sâu răng vĩnh viễn; trên 60% trẻ em và trên 80% người lớn có viêm lợi, viêm quanh lợi, viêm quanh răng, trên 30% người trưởng thành trở lên có túi mủ bệnh lý quanh chân răng, làm cho răng lung lay và đây cũng là ổ nhiễm khuẩn lớn.

Ngoài ra, còn tỷ lệ rất cao (trên 80%) thanh thiếu niên bị lệch lạc răng cần nắn chỉnh. Trong khi đó, tỷ lệ ung thư vùng miệng cũng thường gặp tại các cơ sở khám chữa bệnh về răng hàm mặt. Cùng với đó là mỗi năm có hàng ngàn trẻ bị khuyết tật hở môi vòm miệng được sinh ra.

Đáng chú ý, cách đây khoảng hơn chục năm, có một điều tra về chăm sóc sức khỏe răng miệng trên toàn quốc thì cho thấy, có một tỷ lệ khá cao không quan tâm đến răng miệng, một tỷ lệ đáng kể người không chải răng và tỷ lệ rất cao những cộng đồng từ bé đến thời điểm đó chưa từng đến bệnh viện hay cơ sở y tế nào để khám răng. Tuy nhiên, trong những năm qua, thì tình hình này đã cải thiện đáng kể.

Các bệnh răng miệng cần được quan tâm bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng. Các biến chứng thường gặp đó là các ổ tiềm tàng do viêm quanh răng, sâu răng trong khoang miệng có thể gây biến chứng toàn thân nghiêm trọng như viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, khớp, rối loạn tiêu hóa, hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, giống nòi. Do vậy, cần phải quan tâm chữa trị và dự phòng các bệnh về răng miệng.


Lê Mai
Ý kiến của bạn