Hà Nội

Bác sĩ kiệt sức vì quá tải

09-12-2013 14:25 | Quốc tế
google news

SKĐS - Bác sĩ làm việc quá sức dễ mắc những sai lầm, thiếu đồng cảm và chữa trị với chẩn đoán mang tính chủ quan. Họ cũng dễ bỏ nghề, một xu hướng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống y tế, phải đối mặt với tình trạng thiếu bác sĩ...

Bác sĩ làm việc quá sức dễ mắc những sai lầm, thiếu đồng cảm và chữa trị với chẩn đoán mang tính chủ quan. Họ cũng dễ bỏ nghề, một xu hướng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống y tế, phải đối mặt với tình trạng thiếu bác sĩ...

Một nhân viên nhà hàng trung tuổi, tiền sử khỏe mạnh, đột nhiên phải thức giấc bởi cơn đau thắt ở vai lan xuống cánh tay trái. Được biết, khi làm, ít khi anh ta nhún vai hay vặn cổ. Anh ta kể lại “Các ngón tay tôi yếu dần đến mức tôi không thể cầm được cốc nước”.

Bác sĩ lớn tuổi ở một phòng khám tư chỉ chẩn đoán cho bệnh nhân này bị chèn ép rễ thần kinh và kê cho anh ta thuốc giãn cơ. Hai tuần sau, không đỡ, bệnh nhân đến một phòng khám khác được một bác sĩ trẻ hơn đưa ra chẩn đoán rõ nguyên nhân: khối u ác tính trong lồng ngực chèn ép đám rối thần kinh cánh tay.

Bệnh nhân phàn nàn: “Bác sĩ trước không để ý đến cái mà tôi đã nói. Ông ta cư xử như thể là ông ta không muốn chữa trị cho tôi hay là với bất cứ bệnh nhân nào khác.” Và rất may cho anh ta, đã phát hiện ra nguyên nhân để kịp thời can thiệp hóa trị liệu, nếu muộn hơn, bệnh sẽ đe dọa tính mạng.

Sau khi đọc một nghiên cứu vừa mới xuất bản tuần này ở tạp chí những thành tựu y học nội khoa (Archives of Internal Medicine), tôi nghĩ nhiều về những chịu đựng của bệnh nhân. Và tôi đưa đến hai kết luận. Thứ nhất, bác sĩ già có các biểu hiện của sự kiệt sức. Thứ hai, những sai lầm tương tự như vậy có thể ngày càng phổ biến.

 

Nghiên cứu qua 10 năm gần đây cho thấy sự kiệt sức, vô cảm và thiếu nhạy bén trong làm việc đang lan tràn ra khắp sinh viên và bác sĩ đang được đào tạo. Gần nửa số bác sĩ, niềm đam mê trở nên suy mòn qua thời gian ngồi ở ghế nhà trường, nhanh chóng mất đi sự cảm thông và hành xử thiếu chuyên nghiệp như nói dối và gian lận.

Hiện tại, trong nghiên cứu đầu tiên về sự mệt mỏi quá sức giữa các bác sĩ đã hoàn thành đào tạo từ các chuyên ngành khác nhau thấy rằng bác sĩ trẻ không phải là những người duy nhất dễ bị tổn thương. Bác sĩ hành nghề từ một năm đến vài chục năm ở bất cứ đâu cũng dễ bị kiệt sức và thiếu cảm thông cũng như học sinh, học viên. Và ảnh hưởng của sự mệt mỏi, vô cảm này có thể tồi tệ và nhanh chóng hơn – bởi không giống như những đồng nghiệp trẻ, họ không phải làm việc dưới áp lực của sự giám sát.

Phân tích bộ câu hỏi điều tra từ 7.000 bác sĩ, các nghiên cứu chỉ ra gần một nửa phàn nàn về sự cạn kiệt cảm xúc, cảm giác xa cách bệnh nhân và thiếu nhạy cảm trong công việc. Các nghiên cứu cũng so sánh với phản ứng của gần 3.500 người làm việc trong các lĩnh vực khác và thấy rằng thậm chí sau đánh giá ở mức độ cùng giới, tuổi, thời lượng làm việc và trình độ giáo dục, bác sĩ gần như phải chịu đựng nhiều nhất sự mệt mỏi do quá sức.

Bác sĩ Tai D. Shanafelt, chủ biên của nghiên cứu và là chuyên gia y khoa của phòng khám Mayo ở Rochester, Minn nói: “Chúng ta không nói về một số cá nhân thiếu tổ chức, không hoạt động tốt dưới sức ép; chúng ta nói về bác sĩ- người mà đã nghiêm ngặt hoàn thành khóa đào tạo và những vấn đề lớn hơn ở môi trường chăm sóc sức khỏe rộng hơn.”

Sự kiệt sức của bác sĩ dường như liên quan ít nhiều đến lượng giờ làm hay đến khả năng cân bằng cuộc sống cá nhân và công việc. Ví dụ điển hình cho tuyến chăm sóc y tế trung ương luôn có nguy cơ cao cho sự mệt mỏi do quá sức. Và hơn một nửa bác sĩ gia đình, bác sĩ cấp cứu và bác sĩ nội khoa cũng trải qua cảm xúc này.

Nghiên cứu chỉ ra tia sáng ảm đạm cho ngành y ở hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện tại. Một phần đáng kể các bác sĩ cảm thấy mắc kẹt bởi thời gian hạn chế cho thăm khám bệnh nhân, các quy tắc thay đổi chóng mặt của công ty bảo hiểm và nhận đơn thanh toán thuốc hay các dịch vụ chữa trị khác. Họ còn thấy thất vọng bởi thực tế rằng hiệu quả trong làm bệnh án điện tử, nhập máy tính các thông tin hành chính không tải được hết khối lượng lớn công việc.

Bác sĩ Shanafelt nói trong hệ thống này: “Bác sĩ đang mất đi cảm hứng, và đó là điều rất đáng sợ.”

Những điều bệnh nhân phải trải qua trong phòng khám cũng không kém báo động. Bác sĩ làm việc quá sức dễ mắc những sai lầm, thiếu đồng cảm và chữa trị với chẩn đoán mang tính chủ quan. Họ cũng dễ bỏ nghề, một xu hướng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống y tế, phải đối mặt với tình trạng thiếu bác sĩ khi mà chúng ta đang có những nỗ lực mở rộng nhân lực đến 30 triệu và nhiều hơn số người Mỹ hiện tại không có bảo hiểm.

Bác sĩ Shanafelt cũng chia sẻ: “Vấn đề phát triển số lượng bác sĩ sẽ lâu dài và căng thẳng. Tôi không nghĩ rằng sẽ đến các phòng khám để vận động mà không có sự thay đổi cơ cấu nào.”

Bác sĩ Shanafelt và các đồng nghiệp đang phát triển nghiên cứu ảnh hưởng của các sáng kiến nơi làm việc đến việc hỗ trợ các dịch vụ phục vụ bác sĩ trong cải thiện hiệu quả công việc, của những thứ họ tin tưởng là quan trọng cho bác sĩ và bệnh nhân cũng như các tổ chức y tế với mục đích phục vụ người bệnh. Không giảm thời lượng làm việc và số lượng bệnh nhân bác sĩ phải khám hay bệnh viện phải đón tiếp, ví dụ, tái thiết lại phòng khám để bác sĩ có nhiều thời gian khám bệnh và cắt giảm thời lượng cho những cuộc điện ủy quyền từ công ty bảo hiểm hay trước máy tính để hoàn thành công việc hành chính.

“Nếu mọi người làm trong một môi trường nơi mà họ tin tưởng rằng họ có ích, họ sẽ cống hiến hết mình”, bác sĩ Shanafelt nói. Cống hiến của người bác sĩ sẽ vượt xa những sai sót cá nhân của họ. Do vậy, môi trường làm việc ảnh hưởng quan trọng đến người bác sĩ, chất lượng dịch vụ, độ an toàn mà người bệnh được nhận.”

Quỳnh Nguyễn (bacsinoitru.vn)


Ý kiến của bạn