PGS.TS Nguyễn Hữu Ước – Giám đốc Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, nguyên nhân chính dẫn tới bệnh lý mạch vành là do sự tiến triển của các mảng xơ vữa trong lòng mạch vành. Ngay từ nhỏ, trong cơ thể người, mảng xơ vữa – sự kết hợp của cholesterol, chất béo và các chất khác – bắt đầu dính vào thành các mạch máu, nó tích tụ theo thời gian, làm cho các động mạch trở nên cứng hơn và hẹp hơn, gọi là xơ vữa động mạch.
Trong một số trường hợp, mảng xơ vữa không ổn định gây nứt hoặc vỡ. Sự không ổn định của mảng xơ vữa gây nên triệu chứng các cơn đau ngực, gây hẹp đường kính lòng mạch, dẫn đến giảm lưu lượng dòng máu qua vị trí hẹp, thiếu oxy cơ tim và chất dinh dưỡng, dẫn đến đau ngực, khó thở.
Trường hợp nặng hơn, mảng xơ vữa không ổn định gây nứt hoặc vỡ dẫn đến khó thở và đau ngực cấp tính hay còn gọi là nhồi máu cơ tim cấp. Không có đủ oxy, cơ tim trở nên co bóp yếu hơn. Điều này có thể dẫn đến nhịp tim không đều (loạn nhịp tim). Nó cũng có thể gây ra suy tim, có nghĩa là tim không thể bơm đủ máu đi khắp để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Cũng theo PGS. Ước, ngoài ra, nhiều yếu tố nguy cơ khác gây bệnh mạch vành, bao gồm: Tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, rối loạn lipid máu: Tăng Cholesterol và triglyceride tăng cao, hút thuốc, lười vận động, căng thẳng, trầm cảm và tức giận. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, thức quá khuya, uống quá nhiều rượu, tuổi cao cũng có thể dẫn tới bệnh động mạch vành.
PGS.TS Nguyễn Hữu Ước đang thực hiện một ca phẫu thuật.
Tuy nhiên, ngày nay với tiến bộ của xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, bệnh động mạch vành được chẩn đoán sớm và mang lại hiệu quả cao trong phát hiện, phòng ngừa và xử trí bệnh: điện tâm đồ, đo điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành, chụp cộng hưởng từ tim, chụp động mạch vành qua d
Tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ bệnh mà các biện pháp chữa trị bệnh động mạch vành có sự thay đổi để phù hợp với từng bệnh nhân: dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Bên cạnh đó, thay đổi lối sống cũng góp phần không nhỏ trong cải thiện triệu chứng, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Điều trị nội khoa
Chuyên gia tim mạch cho hay, các trường hợp đau ngực ổn định, hoặc có bệnh lý hẹp vành dưới 70% chưa có triệu chứng, chưa có chỉ định phải can thiệp và phẫu thuật sẽ được điều trị nội khoa kết hợp các biện pháp thay đổi lối sống.
Điều trị nội khoa chủ yếu bao gồm:
– Nhóm thuốc Statin giúp ổn định mảng xơ vữa, giảm hàm lượng cholesterol trong máu.
– Thuốc kiểm soát huyết áp.
– Nhóm thuốc kháng kết tập tiểu cầu: Aspirin, Clopidogrel... loại thuốc giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành các cục máu đông trong lòng mạch máu.
– Thuốc kiểm soát đái tháo đường.
– Thuốc giảm đau cho bệnh nhân bị đau thắt ngực và thuốc giãn mạch vành: nitrat, trimezitan….
Người dân quan tâm có thể đến để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí bệnh mạch vành.
Can thiệp và phẫu thuật
Tuỳ vào từng tổn thương cụ thể, bác sĩ có chỉ định cho can thiệp mạch vành hay phẫu thuật.
– Can thiệp đặt stent động mạch vành: Bệnh nhân không phải phẫu thuật mà chỉ phải chọc mạch qua da. Các bác sĩ sẽ dùng một quả bóng nhỏ nông rộng chổ động mạch bị hẹp, sau đó đặt 1 khung giá đỡ tự nở nhằm giúp mạch máu được lưu thông tốt. Bệnh nhân có thể được ra viện sớm, và duy trì thuốc kháng kết tập tiểu cầu kép sau đó.
– Phẫu thuật bắc cầu nối chủ – vành: Bệnh nhân được phẫu thuật mở ngực, sử dụng chính các mạch máu nhỏ của cơ thể để làm cầu nối như động mạch ngực trong, động mạch quay, tĩnh mạch hiển. Mục đích để máu lưu thông vòng qua vị trí bị tắc và cung cấp máu cho phần cơ tim không được tiếp máu. Bệnh nhân phải nằm viện 5-7 ngày, và dùng 1 loại thuốc kháng kết tập tiểu cầu sau mổ.
Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu bị thừa cân, duy trì chỉ số BMI đạt chuẩn; tập thể dục, dành thời gian đi bộ, hoạt động thể chất các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh lý mạch vành và xây dựng lối sống tư duy tích cực, vui vẻ, thanh thản, tránh làm việc nặng, căng thẳng quá mức, kéo dài.