Dưới đây là một trong rất nhiều bài viết cảnh báo của các nhà khoa học cho cộng đồng về nhưng điều bất cập và mối nguy hại của các thông điệp trong e-mail đó.
BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU CHÍCH MÁU ĐẦU NGÓN TAY ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ
Thông tin chứa đựng trong e-mail này (được trích dẫn cuối bài bằng tiếng Anh), được lan truyền một cách nhẹ dạ cả tin trên internet, là không đúng và rất nguy hiểm. Bất cứ ai tin tưởng và làm theo lời khuyên của nó thì gần như chắc chắn sẽ gây hại.
Bác những luận điệu đặt điều
Đầu tiên để tôi bỏ qua những luận điệu đã đặt điều – mà chủ yếu là viết về việc máu chảy qua ngón tay hoặc chọc daí tai sẽ dự phòng được tổn thương vĩnh viễn do đột quỵ
Thực tế có một vài đột quỵ (stroke). Thuật ngữ này đề cập tới biểu hiện các triệu chứng giống đột quỵ hoặc xuất hiện đột ngột. Có hai loại đột quỵ chính là đột quỵ chảy máu (hemmorhagic) và đột quỵ thiếu máu cục bộ (ischemic stroke). Đột quỵ chảy máu gây ra bởi máu chảy vào não. Đột quỵ thiếu máu cục bộ gây ra bởi thiếu dòng máu não đến một phần của não, và hơn nữa đột quỵ thiếu máu cục bộ được phân chia theo nguyên nhân gây tắc nghẽn. Đột quỵ thiếu máu cục bộ cũng có thể bị chảy máu thứ phát từ tổn thương thiếu máu vào nhu mô não và từ các mạch máu não.
Không có tình huống nào mà ở đó tất cả các mao mạch trong não bị vỡ - điều này không phải là một phần của đột quỵ. Vấn đề gần nhất đối với tình huống này nếu thực sự xảy ra là đột quỵ thiếu máu cục bộ về sau có thể chảy máu, nhưng không có bằng chứng hoặc bất kỳ lý do chính đáng nào để nghĩ rằng bất cứ điều gì đã đề cập trong e-mail sẽ dẫn tới hoặc dự phòng chảy máu thứ phát.
Hơn nữa, chích các đầu ngón tay hoặc daí tai (nếu may mắn) sẽ làm mất một lượng máu không đáng kể và sẽ không có bất cứ ảnh hưởng nào đến huyết động của nạn nhân đột quỵ. Và nếu có, thì nó sẽ chỉ làm đột quỵ thêm tồi tệ hơn do làm giảm tưới máu não và cung cấp oxy.
Những mối nguy hại từ khuyến cáo trong e-mail
Tiếp theo, chúng ta hãy nhìn vào những khuyến cáo cụ thể của e-mail này để xem chúng gây hại như thế nào. Khuyến cáo bắt đầu bằng tuyên bố “khi đột quỵ xảy ra”, nhưng không thể tiên đoán được bằng việc quan sát đơn thuần khi nào đột quỵ xảy ra. Tất cả những gì mà bạn có thể nói thông qua các triệu chứng và thăm khám là “sự cố giống đột quỵ” đã xảy ra. Các triệu chứng giống đột quỵ có thể gây ra bởi cơn co giật, chảy máu, hoặc đột quỵ thiếu máu cục bộ thực sự. Không có cách nào để biết được sự khác nhau mà không có chẩn đoán hình ảnh. Điều trị sẽ tùy thuộc vào X-quang cấp cứu, thường là chụp cắt lớp vi tính (CT).
Người gửi e-mail sau đó khuyên rằng không di chuyển bệnh nhân, nhưng không nói lý do gì để không di chuyển nạn nhân đột quỵ. Sau đó họ nói để bệnh nhân ngồi lên. Nếu bệnh nhân bị chảy máu ngồi lên (đến một mức độ nào đó) có thể gây hại. Nhưng nếu họ có đột quỵ thiếu máu cục bộ sau đó ngồi dậy thì cũng sẽ khiến dòng máu càng bị tổn thương và làm cho đột quỵ càng tồi tệ hơn. Hơn nữa, không có cách nào để xác định được khi không biết đặc điểm loại đột quỵ mà bệnh nhân mắc phải, nhưng phần lớn là đột quỵ thiếu máu cục bộ cho nên lời khuyên này có thể gây hại bằng việc làm cho đột quỵ càng tồi tệ hơn.
Việc chích đầu ngón tay và nặn chảy máu, như tôi đã đề cập ở trên, là vô tác dụng nhưng nó lại làm chậm việc cung cấp cho nạn nhân đột quỵ biện pháp chăm sóc y tế đúng đắn. Chúng tôi có câu nói trong thần kinh học rằng, thời gian = não. Có cả một chiến dịch y tế công cộng (public health campaign) để điều trị đột quỵ và đưa bệnh nhân tới các phòng cấp cứu sớm nhất có thể được. Đây là thông tin sai lệch vô căn cứ đang trực tiếp chống lại những nỗ lực này bằng việc nói với mọi người bỏ phí một khoảng thời gian đáng kể trước khi làm được bất cứ điều gì hữu ích.
Tuyên bố tiếp theo thậm chí còn tồi tệ hơn – đợi bệnh nhân tỉnh lại (phần lớn nạn nhân đột quỵ thực sự mất ý thức) và đợi cho tới khi các triệu chứng được hồi phục. Ôi – điều đó hoàn toàn ngược lại với những gì mà bạn đang làm. Không đợi cho các triệu chứng được hồi phục (mà điều đó có thể không xảy ra hoặc có thể làm mất thời gian), đưa bệnh nhân tới phòng cấp cứu gần nhất nhanh nhất có thể được. Một chuyến đi gập ghềnh sẽ không làm vỡ các mao mạch, trì hoãn điều trị cấp cứu sẽ phải trả giá bằng nhu mô não.
Trì hoãn điều trị thậm chí còn là một ý tưởng rất tồi bởi vì việc sử dụng tPA – thuốc làm tan huyết khối có thể làm đảo ngược một số đột quỵ. Để sử dụng tPA thì nạn nhân đột quỵ phải tìm đến chăm sóc y tế rất nhanh. Thuốc chỉ có thể được sử dụng trong vòng 3 (hiện nay có thể kéo dài tới 4,5 giờ), vì vậy bệnh nhân thường cần phải có mặt tại phòng cấp cứu trong vòng 2 giờ sau khởi phát triệu chứng. Nhưng bất cứ sự trì hoãn nào cũng có thể làm mất đi cơ hội điều trị bằng tPA.
Chỉ là những thông tin rác huyền thoại đô thị
Điều gì nói về bằng chứng của sự thành công? Vâng, không có lý do nào để tin bất cứ điều gì chứa đựng trong e-mail này. Nó có tất cả các dấu hiệu của TIN RÁC huyền thoại đô thị (urban legend SPAM). Tuy nhiên, nhiều loại đột quỵ mà thực tế chúng tôi gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attacks), hoặc TIA’s. TIA’s, theo định nghĩa, sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 24 giờ, nhưng phần lớn sẽ hồi phục trong vòng 10 – 15 phút. Do đó việc điều trị TIA bằng bất cứ phương pháp nào thường sẽ cho kết quả hồi phục hoàn toàn triệu chứng. Tất nhiên, điều này không có gì phải chứng minh.
Kết luận
Những luận điệu trong e-mail này là phi lý theo quan điểm y học/sinh lý học và các khuyến cáo dựa vào chúng thực sự nguy hiểm và gần như chắc chắn gây hại, chủ yếu do trì hoãn chẩn đoán và điều trị phù hợp theo quan điểm cấp cứu y khoa chân chính.
URBAN LEGEND SPAM
Chuyên gia Thần kinh học lâm sàng Hoa Kỳ Giáo sư về Thần kinh học Trường Đại học Y khoa Yale, Hoa Kỳ