Bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 304.000 tỷ đồng đối diện mức án nào?

20-11-2023 18:56 | Pháp luật
google news

SKĐS - Chiếm đoạt 304.000 tỷ đồng, bị đề nghị truy tố nhiều tội danh, vậy mức án bị can Trương Mỹ Lan sẽ phải nhận như thế nào?

Ngày 17/11, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ban hành kết luận điều tra vụ án liên quan Trương Mỹ Lan và 85 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị có liên quan.

Cụ thể, bà Lan bị đề nghị truy tố các tội: Đưa hối lộ; Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tội tham ô tài sản.

Bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 304.000 tỷ đồng đối diện mức án nào?- Ảnh 1.

Bị canTrương Mỹ Lan. Ảnh: VTP

Ngoài 3 tội danh đã bị đề nghị truy tố, Trương Mỹ Lan còn bị khởi tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thông qua việc phát hành trái phiếu, nhưng hiện cơ quan điều tra đã tách vụ án để xử lý sau.

Trong hành vi này, bước đầu cơ quan chức năng xác định Trương Mỹ Lan và đồng phạm lừa đảo 30.000 tỷ đồng của 42.000 nhà đầu tư.

Ngoài ra, quá trình điều tra xác định bà Trương Mỹ Lan cùng những cá nhân, pháp nhân do bà Lan nhờ đứng tên chiếm hơn 91% vốn điều lệ của Ngân hàng SCB.

Trong thời gian hoạt động, bà Lan đã chiếm đoạt hơn 304.000 tỷ đồng từ Ngân hàng SCB và gây thiệt hại số tiền lãi phát sinh hơn 129.000 tỷ đồng.

Trao đổi với Báo Sức khỏe và Đời sống, luật sư Nguyễn Văn Đoàn (Hệ thống luật sư X) cho biết, với tội "Đưa hối lộ" theo Khoản 4 Điều 354 Bộ luật hình sự thì mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Với tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" theo Khoản 4 Điều 206 Bộ luật hình sự thì mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù.

Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm."

Với tội "Tham ô tài sản" Khoản 4 Điều 353 bộ luật hình sự thì mức hình phạt cao nhất có thể là tử hình.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Với tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo Khoản 4 Điều 174 bộ luật hình sự thì mức hình phạt cao nhất là chung thân.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Vậy theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 về tổng hợp hình phạt thì có 3 khả năng có thể xảy ra.

Thứ nhất: Nếu tội tham ô tài sản bị tuyên tử hình thì các hình phạt khác ở các tội khác cộng lại vẫn áp dụng là tử hình.

Thứ hai: Nếu bị tuyên chung thân ở nhóm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Tham ô tài sản thì tổng hợp hình phạt cả các tội khác cộng lại vẫn là chung thân. Nếu thoát tử hình thì khả năng rất cao mức hình phạt có thể áp dụng là tù chung thân.

Thứ 3: Nếu mức hình phạt ở các tội không phải là chung thân, tử hình thì tổng hợp hình phạt sẽ không quá 30 năm tù.

Toàn cảnh vụ án Vạn Thịnh Phát: Thủ đoạn chiếm đoạt 304 nghìn tỷ đồng và hối lộ 5,2 triệu USDToàn cảnh vụ án Vạn Thịnh Phát: Thủ đoạn chiếm đoạt 304 nghìn tỷ đồng và hối lộ 5,2 triệu USD

SKĐS - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố 86 bị can trong vụ án liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị có liên quan.


Phúc Đức
Ý kiến của bạn