Bà Nguyễn Phương Hằng có thể đối mặt với mức hình phạt nào?

24-03-2022 19:59 | Pháp luật
google news

SKĐS - Dưới góc độ pháp lý, hành vi của bà Nguyễn Phương Hằng sẽ phải đối mặt với mức hình phạt gì là điều dư luận hết sức quan tâm.

Khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương HằngKhởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng

SKĐS - Bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân.

Bị bắt giam về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, bà Nguyễn Phương Hằng có thể đối mặt với mức hình phạt nào?

Như đã đưa tin, chiều 24/3, Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Bà Nguyễn Phương Hằng có thể đối mặt với hình phạt nào? - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt tạm giam.

Cũng theo nguồn tin, Viện kiểm sát nhân TP.HCM đã phê chuẩn quyết định này.

Vậy, dưới góc độ pháp lý, hành vi của bà Nguyễn Phương Hằng sẽ phải đối mặt với mức hình phạt gì là điều dư luận hết sức quan tâm.

Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường cho biết, theo quy định của pháp luật, các lợi ích của Nhà nước gồm lợi ích về chính trị, về kinh tế và lợi ích trên các lĩnh vực khác.

Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân bao gồm các quyền, lợi ích hợp pháp về chính trị, về kinh tế, về dân sự… được pháp luật thừa nhận và bảo hộ (như quyền tự do kinh doanh, quyển thừa kế…)

Các quyền tự do dân chủ của công dân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Gồm các quyền:

Quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu bày tỏ ý kiến của cá nhân.

Quyền tự do báo chí, tự do viết bài và in báo, đưa tin cho báo chí.

Quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào nhất định.

Quyền tự do hội họp. Được hiểu là quyền tự do nhóm họp để trao đổi ý kiến về những lĩnh vực và những vấn đề nhất định.

Quyền tự do lập hội. Được hiểu là quyền tự do tổ chức ra các hội nhất định nhằm phục vụ tiến bộ xã hội.

Các quyển tự do dân chủ khác như: Quyền được bầu cử, quyền ứng cử, quyển khiếu nại, tố cáo…

Bà Nguyễn Phương Hằng có thể đối mặt với hình phạt nào? - Ảnh 2.

Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường

Tiến sĩ luật cho biết, theo điều 331, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân  như sau:

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Như vậy, đối với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì mức phạt tù cao nhất lên đến 07 năm.

Người chồng bị vợ cắt “của quý ” sẽ đối diện với mức án nào?


Minh Khôi
Ý kiến của bạn