Bà mẹ mang thai đi tiêm chủng, sinh con ít có nguy cơ mắc cúm

10-10-2016 16:30 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Một nghiên cứu của Mỹ mới đây vừa cho biết trẻ mới sinh sẽ ít có khả năng bị cúm trong vòng 6 tháng đầu nếu mẹ của bé được tiêm phòng cúm khi mang thai.

Một nghiên cứu của Mỹ mới đây vừa cho biết trẻ mới sinh sẽ ít có khả năng bị cúm trong vòng 6 tháng đầu nếu mẹ của bé được tiêm phòng cúm khi mang thai. Thống kê nghiên cứu ở trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng cho thấy, bà mẹ được tiêm phòng khi mang thai, đã giảm 70% các trường hợp cúm labo và giảm 80% trong danh sách nhập viện liên quan đến cúm so với các em bé được sinh ra từ các bà mẹ không được tiêm chủng.

tiem chung

Trong nghiên cứu, TS. Shakib (Đại học Utah School of Medicine Mỹ) và các cộng sự đã tiến hành phân tích ngẫu nhiên hơn 245.000 hồ sơ sức khỏe của phụ nữ mang thai và hơn 249.000 hồ sơ trẻ sơ sinh trong 9 năm liền ở các tháng thuộc thời gian dễ mắc cúm. Trong số phụ nữ mang thai được lựa chọn ngẫu nhiên này có khoảng 10% (23.383 người) cho biết đã tiêm phòng khi mang thai so với 222.003 người nói rằng họ không được tiêm phòng.

Trong thời gian thực hiện nghiên cứu, các trường hợp cúm labo đã được lựa chọn ở 658 trẻ sơ sinh thì có 638 trường hợp mắc cúm, tương đương 97%, xảy ra ở trẻ nhỏ có các bà mẹ không được tiêm chủng. Kết quả cho thấy, có 151 trong tổng số 658 trẻ phải nhập viện, thì có 148 trường hợp được sinh ra ở phụ nữ mang thai không được tiêm chủng.

Các kết quả này là cơ sở để các nhà nghiên cứu tuyên bố sự cần thiết cho việc phụ nữ mang thai được tiêm chủng là một ưu tiên sức khỏe cộng đồng.


Khuê Vũ
Ý kiến của bạn