1. Táo bón, nỗi lo thường trực của bà bầu
Táo bón là một trong những triệu chứng bệnh phổ biến khi mang thai. Táo bón khi mang thai gồm một hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Tần suất đại tiện ít hơn 3 lần một tuần
- Khó khăn trong việc đi đại tiện
- Đau khi đi đại tiện...
Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone, tăng cường hấp thụ nước và khoáng chất từ thực phẩm khi mang thai và áp lực của thai nhi trên đường tiêu hoá.
Táo bón ở phụ nữ mang thai tuy không quá nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của thai nhi cũng như cuộc sống hằng ngày của mẹ bầu.
Để giảm táo bón, phụ nữ mang thai có thể áp dụng các biện pháp:
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và đỗ để tăng cường chuyển hóa đường ruột và giúp giảm táo bón.
- Uống đủ nước: Cấn uống đủ nước để. Nên uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày.
- Tăng cường hoạt động thể chất: Tăng cường hoạt động thể chất có thể giúp tăng cường chuyển hóa đường ruột và giúp giảm táo bón. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào.
- Hạn chế sử dụng thuốc gây táo bón: Phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng các loại thuốc có thể gây táo bón, như thuốc kháng histamin.
- Sử dụng thuốc điều trị táo bón: Táo bón có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng và nếu những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống không giúp làm giảm các triệu chứng hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn lựa chọn và sử dụng thuốc điều trị táo bón.
2. Có được sử dụng thuốc làm mềm phân trị táo bón?
Thuốc làm mềm phân là chất hoạt động bề mặt có thành phần phổ biến là docusate natri. Thuốc được sử dụng để phòng ngừa và điều trị táo bón, có sẵn dưới nhiều tên thương hiệu và/hoặc ở một số dạng khác nhau như viên nang, viên nén, dạng lỏng...
Thuốc được hấp thu qua đường tiêu hóa (tá tràng hoặc hỗng tràng). Dùng đường uống, tác dụng bắt đầu sau 12 – 72 giờ (có thể tới 3 – 5 ngày). Dùng đường trực tràng, tác dụng bắt đầu sau 5 – 20 phút. Thuốc được bài tiết trong mật và thải trừ theo phân, phân bố được vào sữa mẹ. Vì vậy phụ nữ đang cho con bú cũng cần thận trọng khi sử dụng thuốc làm mềm phân.
Sau khi áp dụng các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, phụ nữ mang thai vẫn bị táo bón có thể được chỉ định sử dụng thuốc làm mềm phân.
Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào, trước khi sử dụng, phụ nữ mang thai nên thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn về việc sử dụng thuốc cũng như phương pháp điều trị táo bón.
Nếu được chỉ định sử dụng thuốc làm mềm phân để trị táo bón, cần tuân thủ đúng liều lượng và chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Khi được sử dụng với liều lượng khuyến cáo, thuốc làm mềm phân không có khả năng gây ra vấn đề trong thai kỳ. Tuy nhiên, khi sử dụng nhiều hơn lượng khuyến cáo, lạm dụng thuốc có thể làm giảm mức magiê trong máu gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.
Thuốc thường mất từ 1 đến 3 ngày để thuốc phát huy tác dụng, nhưng không nên dùng thuốc làm mềm phân quá 1 tuần trừ khi bác sĩ hướng dẫn.
Dùng thuốc làm mềm phân có thể dẫn đến tác dụng phụ là tiêu chảy nếu sử dụng kéo dài có thể gây mất nước và giảm sản xuất sữa. Do đó, trong khi dùng thuốc hãy tăng lượng nước uống.
Nếu xuất hiện những thay đổi đột ngột trong thói quen đại tiện kéo dài hơn 2 tuần hoặc nếu phân vẫn cứng sau khi đã dùng thuốc trong 1 tuần, cần thông báo với bác sĩ.
Mời xem thêm video đang được quan tâm:
Người phụ nữ 30 tuổi bị ung thư di căn mang trong mình 90 hạch