Theo các bác sĩ về tai mũi họng, bệnh viêm xoang dẫn tới nhiều dấu hiệu khó chịu, đặc biệt điều này khiến cho mẹ bầu lo lắng, gây tác động xấu đến thai nhi. Khi ở mức độ nhẹ chỉ nghẹt mũi, chảy nước mũi thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như sự phát triển bình thường của thai nhi. Tuy nhiên, viêm xoang chuyển biến nặng sẽ dẫn tới một số biểu hiện như ho nhiều, đau nhức đầu dai dẳng, tương đối khó thở,… khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi kéo dài dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe và tác động xấu tới thai nhi. Hiện tượng này nếu không được xử lý kịp thời, viêm xoang kéo dài làm không ức chế được phản ứng viêm trong hốc xoang, dẫn tới bội nhiễm gây ra xoang mãn tính.
Bài viết được tư vấn bởi PGS.TS Phạm Thị Bích Đào – Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
1. Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang khi mang thai là gì?
Viêm xoang là gì?
Viêm xoang là tình trạng mà lớp niêm mạc ở các xoang do một nguyên nhân nào đó có thể là nhiễm virus, nấm, vi khuẩn hay do tác nhân dị ứng gây ra tình trạng viêm, sưng, tăng tiết dịch dẫn đến cản trở dòng chảy của chất nhầy ra khỏi các xoang gây ứ đọng các chất này. Do tình trạng ứ đọng này sẽ dẫn đến các triệu chứng như nghẹt mũi, đau tại các vị trí xoang hay lân cận.
Nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị viêm xoang
Hệ miễn dịch trở nên suy yếu khi mang thai và làm tăng khả năng bị viêm xoang do nhiễm vi khuẩn, nấm và virus
Nội tiết tố thai kỳ, đặc biệt là progesterone và estrogen, có thể khiến tình trạng viêm xoang trở nên nghiêm trọng hơn. Các hormone làm tăng hoạt động lưu thông máu trong các mạch và màng (bao gồm cả màng nhầy) làm cho chúng sưng lên, dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn và chảy dịch mũi sau.
Nhiễm lạnh và cảm cúm
Viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô, dị ứng phấn hoa
Chấn thương, đầu mũi… dẫn đến phản ứng viêm.
2. Biểu hiện viêm xoang khi mang thai
Bệnh viêm xoang rất dễ bị nhầm lẫn với các chứng viêm mũi do đều có chung triệu chứng là hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi,… Để chắc chắn hơn, người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế thăm khám khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như:
Liên tục bị hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi
Dịch nước mũi tiết nhiều hơn, chuyển sang thể đặc và có màu xanh hoặc vàng
Dịch nước mũi có mùi lạ, khó chịu
Cơ thể bị sốt, có thể sốt nhẹ và dẫn chuyển biến nặng hơn
Cảm thấy đau nhức ở vùng thái dương, hốc mắt, đau dần lên đầu và toàn bộ mặt
Ngoài các triệu chứng viêm xoang nói chung, mỗi thể viêm xoang khác nhau cũng sẽ có những dấu hiệu khác nhau, cụ thể:
Viêm xoang hàm: Đau nhức răng, chân răng
Viêm xoang sàng trước: Đau hốc mắt, đau thái dương
Viêm xoang sàng sau, viêm xoang bướm: Đau ở gáy, dịch mũi tiết nhiều.
3. Bà bầu bị viêm xoang có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Theo các chuyên gia sức khỏe thì viêm xoang do nhiễm trùng hoặc những bệnh lý về đường hô hấp sẽ không ảnh hưởng tới em bé. Do bé được bảo vệ bởi nhau thai và nhau thai có khả năng sàng lọc hầu hết các độc tố gây bệnh tật.
Tuy nhiên, những tác động gián tiếp của viêm xoang lại có tác động không nhỏ tới quá trình thai nghén của mẹ bầu.
Đau đầu, mệt mỏi dẫn tới tình trạng sức khỏe của mẹ bị giảm sút, suy sụp, tác động không nhỏ tới tâm lý của mẹ bầu.
Tình trạng viêm xoang cũng sẽ gây ra cho mẹ bầu sự chóng mặt, hoa mắt,..rất dễ khiến cho mẹ bầu bị té ngã.
Viêm xoang sẽ khiến cho thai phụ phải chịu tình trạng ho, hắt hơi liên tục, tần suất của các cơn ho tăng lên sẽ kích thích các cơn gò ở tử cung. Nếu tình trạng kích thích tăng dần tình trạng sinh non không mong muốn.
Bệnh viêm xoang kéo dài thường đi kèm với tình trạng giảm cung cấp oxy ở bà bầu khi ngủ. Lúc này, lượng oxy cung cấp đến thai nhi cũng theo đó sụt giảm. Bà bầu rất dễ gặp các vấn đề nghiêm trọng như tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật hay thai nhi chậm phát triển trong tử cung.
4. Một số biến chứng khi bà bầu bị viêm xoang
Viêm amidan mãn tính.
Viêm thanh quản.
Viêm dây thần kinh thị giác.
Viêm mí mắt, viêm túi lệ, nhiễm trùng mắt…
Viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.
5. Điều trị viêm xoang ckhi mang thai như thế nào?
Mẹo dân gian
Cây xương cá: Cây xương cá mang vị cay, tương đối chua, tính mát, khá sở hữu độc; sở hữu tác dụng thúc sữa, sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc. Nhờ đó, nó với tác dụng chữa viêm xoang rất hiệu quả.
Lấy cây giao (khoảng 20 đốt), rồi cắt nhỏ và đem đun sôi trong khoảng 10 phút. Dùng khăn sạch trùm đầu và tiến hành xông hơi trực tiếp nước nấu từ cây giao. Bạn tiến hành xông hơi vùng mũi và mỗi lần khoảng 5 – 10 phút. Chỉ nên thực hiện biện pháp chữa viêm xoang này từ 2 đến 3 lần mỗi tuần.
Lưu ý, mủ cây xương cá mang độc tính rất cao nên các mẹ hãy cẩn thận; tránh để nước của cây bắn vào mắt hay uống phải nước này. Mủ sẽ gây phồng rộp da, mù mắt khi tiếp xúc ngoài; uống vào sẽ gây buồn nôn, tiêu chảy…
Xông mũi với tinh dầu: Xông tinh dầu vừa giúp lưu thông mũi tối, hỗ trợ đẩy dịch viêm ra ngoài vừa giúp tinh thần mẹ bầu được thoải mái hơn. Tiến hành đun sôi một nồi nước nóng, thêm vài giọt tinh dầu ưa thích vào và xông trong vòng 15 – 20 phút. Sau khi xông, nên xì mũi để đẩy dịch viêm ra ngoài và vệ sinh sạch lại bằng nước ấm.
Hỗn hợp ngó sen và gừng: Đây là một mẹo trị viêm xoang được truyền miệng qua nhiều thế hệ và được nhiều người kiểm chứng thành công. Cách dùng khá đơn giản, dùng hỗn hợp ngó sen và gừng tươi xay nhuyễn để đắp lên vùng sống mũi khoảng 10 phút rồi rửa sạch. Lưu ý, do gừng có tính cay nên để cách xa mắt để tránh làm cay mắt.
Hoa ngũ sắc: Có công dụng tiêu thũng, trừ ứ, nên giúp giảm sưng viêm ở các xoang mũi. Từ đó có thể khắc phục tình trạng nghẹt mũi do bệnh gây ra. Thực hiện: Hái hoa và vài nhánh ngọn của cây hoa ngũ sắc, đem rửa sạch, rồi cho tất cả vào giã nát. Chắt lấy nước cốt sau đó cho vào một lọ. Có thể dùng lọ nước muối sinh lý đã sử dụng hết. Dùng nước cốt này để nhỏ vào mũi mỗi ngày 3 – 4 lần. Giữ nguyên khoảng vài phút, sau đó xì mạnh để đẩy các chất nhầy ra ngoài.
Là chanh: Là cách chữa viêm xoang tạo bà bầu rất tiết kiệm, an toàn mà hiệu quả. Được biết, lá chanh sở hữu vị ngọt cay, tính bình, chỉ khái, sát khuẩn, tiêu đờm vô cùng tốt. Trong lá chanh với tinh dầu thơm dễ chịu, diệt khuẩn hoặc tăng cường miễn dịch tạo cơ thể, chống lại vi khuẩn làm bà bầu bị viêm xoang. Dùng lá chanh khô, đun sôi trong vòng 10 phút; chắt lấy nước hay cầm nắm nó để súc miệng mỗi ngày. Cách khiến này sẽ giúp những mẹ thông mũi, thông họng và giảm thiểu chất nhầy.
Chăm sóc tại nhà
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý, thường xuyên rửa mũi có thể làm giảm các kháng nguyên bề mặt niêm mạc mũi xoang, giảm phản ứng dị ứng.
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng vào ban đêm để giữ ẩm cho mũi và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh trong khi đang ngủ.
Ngủ kê gối cao hơn giúp giảm khó thở và ngăn chặn chất nhầy tích tụ trong các xoang vào ban đêm.
Xông mũi bằng hơi nước ngày 2 lần để giúp làm loãng dịch nhầy, giúp chất nhầy dễ được đào thải khỏi xoang, tránh tích tụ.
Súc miệng bằng nước muối ấm giúp làm sạch vùng miệng họng và làm giảm đau họng.
Chế độ ăn uống: Nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng khả năng chống lại tác nhân gây bệnh, uống nhiều nước, có thể uống các loại nước ép trái cây từ họ cam quýt chứa nhiều vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng.
Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp bạn chống lại tác nhân vi sinh vật.
Khi bị viêm xoang thường dẫn tới đau đầu gây khó chịu, có thể giảm đau đầu bằng các biện pháp không dùng thuốc như: Chườm âm lên vai, cổ hoặc trán, xoa nhẹ vùng trán và tắm nước ấm.
Thuốc Tây
Uống thuốc viêm xoang khi mang thai được các chuyên gia khuyến cáo là hạn chế tối đa. Khi các bác sĩ đã nhận định thai ổn định mới có thể sử dụng thuốc Tây y, tuy nhiên vẫn cần lựa chọn các loại thuốc ít tác dụng phụ và có sự kiểm soát của bác sĩ.
Các loại thuốc dùng để điều trị viêm xoang cấp tính gồm:
Cefprozil (Cefzil) và amoxicillin-clavulanate.
Acetaminophen (Tylenol) cũng an toàn khi sử dụng trong thai kỳ để giảm đau.
Thuốc xịt mũi: Giúp hạn chế tối đa việc tiết dịch mũi, loại thường dùng là Avamys, Otrivin 0.05 – 0.1%, Flixonase,… Lưu ý khi dùng thuốc xịt mũi đó là mẹ bầu không nên dùng liên tục quá 3 ngày.
Thuốc kháng histamin: Có thể đẩy lùi tình trạng dị ứng bởi viêm xoang như chlorpheniramine, loratadine…
Thuốc chứa Steroid: Chủ yếu sử dụng bằng thuốc xịt mũi có tác dụng tại chỗ. Mục tiêu của thuốc là làm thông thoáng đường thở và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
Thuốc kháng sinh nhóm beta lactam: Bác sĩ có thể chỉ định cephalosporin hoặc ampicillin…
Ngoài một số loại thuốc này, thai phụ có thể sử dụng thêm nhóm thuốc giảm ho, thông mũi, long đờm, giảm phù nề hay tân dược…
Đông y
Đông y chữa viêm xoang cho bà bầu thông dụng hơn thuốc Tây y bởi có độ lành tính hơn, không gây tác dụng phụ. Các bài thuốc Đông y đều chủ trị bồi bổ thể trạng thay vì chỉ cải thiện triệu chứng nhờ đó sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất định cho cơ thể, ít tác dụng phụ.
Tuy nhiên, các mẹ bầu vẫn nên cẩn trọng khi lựa chọn và sử dụng thuốc Đông y. Theo các chuyên gia, cơ địa phụ nữ có thai thường rất yếu, dễ xảy ra các tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc, bao gồm cả thuốc Đông y. Do vậy, các mẹ bầu cần thăm khám kỹ lưỡng, lựa chọn bài thuốc đông y chữa viêm xoang hiệu quả, được nghiên cứu bài bản, kiểm chứng an toàn.
Y học cổ truyền quan niệm, bệnh lý hình thành bởi các yếu tố nhiệt độc, phong nhiệt, khí hư kết hợp với phong hàn. Mặt khác, tác động từ môi trường bên ngoài cũng dẫn tới tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi… Vì vậy, nguyên tắc điều trị của Đông y là cân bằng âm dương, tiêu viêm giải độc, thanh nhiệt và đẩy lùi căn nguyên từ gốc.
Những dược liệu quý có trong bài thuốc là bạch chỉ, xuyên khung, hương nhu, bồ công anh… Thảo dược được gia giảm và kết hợp dựa trên tình trạng của từng bệnh nhân. Vì vậy, lương y sẽ thăm khám sức khỏe kỹ càng rồi mới tiến hành bốc thuốc và đưa ra liệu trình cụ thể.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý, không kết hợp thuốc Đông y với Tây y vì có thể gây ra phản ứng phụ nguy hiểm với cơ thể. Ngoài ra, các bài thuốc tại địa chỉ không uy tín có thể đe dọa tới tính mạng. Do đó, mẹ bầu nên tìm đến địa chỉ uy tín, có chứng nhận rõ ràng để chữa bệnh.
Khám bác sĩ
Viêm xoang thường sẽ giảm nhẹ bằng các biện pháp khắc phục tại nhà. Nhưng nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn nên liên hệ với bác sĩ.
Nếu ho ra đờm xanh hoặc vàng
Nếu bị sốt trên 38°C
Không ăn hoặc ngủ được
Nhiễm trùng tái phát
6. Cách phòng tránh khi bà bầu bị viêm xoang
Hạn chế đến những khu vực nhiều khói bụi
Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh cảm lạnh
Dọn dẹp khu vực sinh hoạt của gia đình thật sạch sẽ, hút bụi định kỳ. iữ cho nhà cửa và môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh để ẩm ướt.
Tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách ăn trái cây tươi, rau củ, sữa chua
Kẽm cần thiết để bảo vệ hệ miễn dịch khỏe mạnh và giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Bạn có thể ưu tiên những thực phẩm chứa kẽm, chẳng hạn như bánh mì nguyên cám, đậu lăng, đậu xanh, trứng, hạt điều, khoai tây nướng, cá và thịt.
Tìm hiểu xem dị nguyên gây ra tình trạng này để phòng tránh hiệu quả (bằng các phương pháp tìm dị nguyên đặc hiệu như test da hoặc xét nghiệm máu tìm IgE đặc hiệu dị nguyên).
Không nuôi súc vật như chó, mèo,... trong nhà.
Tránh ăn lại các thức ăn đã gây dị ứng trước đó.
Khi trời trở lạnh cần phải giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, mũi.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
Nên đeo khẩu trang khi quét dọn nhà cửa và khi đi ra ngoài đường.
Ngủ đầy đủ giấc, hạn chế thức khuya vì có thể làm hệ miễn dịch suy giảm
Uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy và giúp chúng đào thải dễ dàng.
Thường xuyên tái khám sức khỏe để kiểm soát tốt tình trạng bệnh lý
Tránh xa một số mẫu thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, khá nhiều muối, thức uống có cồn,…