Hà Nội

Axit uric cao có phải bị gút không?

22-04-2024 11:00 | Y học 360
google news

Gút gây đau và là nỗi lo của nhiều người, đặc biệt là nam giới. Nguyên nhân gây nên gút là gì, axit uric cao có phải bị gút không? Hiểu rõ mối quan hệ giữa axit uric và các triệu chứng viêm khớp thì có thể phòng ngừa và cải thiện căn bệnh gút này.

Axit uric cao có phải bị gút không?

Gút là một trong số những bệnh lý viêm xương khớp phổ biến hiện nay. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao (ở nam giới > 420 μmol/L và nữ giới > 360 μmol/L) sẽ khiến các tinh thể muối urat natri lắng đọng ở khớp dẫn đến đau nhức dữ dội, sưng, nóng đỏ khớp. Chủ yếu các cơn đau nhức xuất hiện đầu tiên ở ngón chân cái, sau đó lan rộng ra các khớp bàn chân, đầu gối, ngón tay, bàn tay,…

Tuy nhiên, thực tế những người có nồng độ axit uric ở ngưỡng bình thường vẫn có thể bị gút và người có chỉ số axit uric cao nhưng không có triệu chứng thì chưa đủ cơ sở để kết luận mắc gút. Vì vậy, "tiêu chuẩn vàng" để xác định bệnh gút cần căn cứ vào các yếu tố: Nồng độ axit uric trong máu tăng đi kèm với sự lắng đọng axit uric và gây ra những tổn thương tại khớp.

Axit uric cao có phải bị gút không?- Ảnh 1.

Cơn gút cấp tính thường diễn ra bất ngờ, không báo trước khiến người bệnh "trở tay không kịp". Cơn đau gút được diễn tả như có mảnh thủy tinh đâm vào da thịt làm bệnh nhân đi đứng, nằm ngồi đều cảm thấy đau nhức dữ dội, khó chịu vô cùng. Khi bệnh gút chuyển sang mãn tính, tinh thể muối urat tại khớp dày lên gây ảnh hưởng khớp xương, thoái hóa sụn khớp, biến dạng khớp khiến người bệnh mất khả năng vận động....

Đặc biệt, các tinh thể urat không chỉ lắng đọng ở khớp xương, mà còn có thể "bám rễ" ở các cơ quan khác như tim, thận. Vì vậy, người mắc gút lâu năm có nguy cơ mắc các bệnh lý viêm khe thận, sỏi thận, tắc ống thận, suy thận hoặc xơ vữa động mạch…

Axit uric cao có phải bị gút không?- Ảnh 2.

Nguyên tắc để ngăn chặn cơn đau gút cấp tái phát là người bệnh phải giảm chỉ số acid uric máu để không tăng tinh thể urat mới. Đồng thời, các tinh thể urat đang có sẵn trong khớp phải được làm giảm thì khớp mới đỡ sưng, đau.

Sử dụng các thảo dược tự nhiên đang là xu hướng được nhiều người bệnh tìm kiếm để hỗ trợ người bị bệnh gout. Các thảo dược có nhiều lợi thế, hỗ trợ tốt các nhóm bệnh mạn tính, rối loạn chuyển hóa vì bệnh nhân có thể uống lâu dài được và mang lại hiệu quả tốt.

Khang Thống Linh giúp được gì cho người bị gút?

Axit uric cao có phải bị gút không?- Ảnh 3.

Khang Thống Linh là một sản phẩm từ thảo dược lành tính, được cấp phép lưu hành hỗ trợ giảm acid uric máu, hỗ trợ hạn chế và giảm biểu hiện sưng đau khớp do gout.

Khang Thống Linh ứng dụng y lý trong y học cổ truyền, kết hợp với kinh nghiệm của ông cha để đưa vào sản phẩm bộ ba dược liệu "tam dược thống phong" gồm gắm, ngũ gia bì, cơm lênh; "nhị dược uric" gồm xa tiền, thổ phục linh (xa tiền, thổ phục linh là hai dược liệu hỗ trợ giúp giảm acid uric; "nhất dược tiêu viêm" kim ngân hoa (kim ngân hoa được biết đến là dược liệu giúp hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm hiệu quả).

Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm Khang Thống Linh, vui lòng liên hệ:

- Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh

- Địa chỉ: Nhà lô số 11, Ngõ 221 Trung Kính, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

- Website tìm hiểu về sản phẩm: http://khangthonglinh.com

- Hotline: 0922.56.9779

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

PV


Ý kiến của bạn