Axit béo omega-3 có thể chống lại mụn trứng cá?

22-05-2022 06:21 | Thông tin dược học

SKĐS - Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Đức cho biết, axit béo omega-3, có trong dầu cá, cá hồi, các loại hạt, là một chất dinh dưỡng giúp giảm mụn trứng cá.

Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách kiểm soát mụn hiệu quảMụn trứng cá: Nguyên nhân và cách kiểm soát mụn hiệu quả

SKĐS - Mụn trứng cá là bệnh ngoài da phổ biến. Mụn trứng cá không gây nguy hiểm nhưng khiến người bệnh mặc cảm, tự ti, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động hàng ngày.

Mụn trứng cá là một bệnh ngoài da thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh thường xuất hiện khi các nang lông bị tắc nghẽn, có thể khiến da nổi các nốt sần gây viêm nhiễm và mụn mủ.

Bệnh không nguy hiểm, nhưng thường mạn tính và hay tái phát, có thể để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hiện tại, có nhiều phương pháp điều trị mụn trứng cá, nhưng chi phí khá cao và có nguy cơ gặp các tác dụng phụ.

Axit béo omega-3 có thể chống lại mụn trứng cá? - Ảnh 2.

Mụn trứng cá xuất hiện khi các nang lông bị tắc nghẽn, có thể khiến da nổi các nốt sần gây viêm nhiễm và mụn mủ.

Việc điều trị mụn trứng cá sẽ tự nhiên hơn, ít rủi ro hơn và ít tốn kém hơn nếu thay đổi chế độ ăn uống. TS. Anne Gürtler và đồng nghiệp tại Đại học Ludwig-Maximilian (Munich, Đức) đã phân tích mẫu máu của những người tham gia nghiên cứu, họ nhận thấy hầu hết đều có mức axit béo omega-3 dưới mức khuyến nghị từ 8% đến 11%.

Những người tham gia nghiên cứu có mức axit béo omega-3 thấp hơn và mức IGF-1 cao hơn. Những người thiếu hụt nghiêm trọng omega-3, thấp hơn 4%, thậm chí còn có nhiều hormone IGF-1 hơn.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét ảnh hưởng của chế độ ăn uống đối với mụn trứng cá trong nhiều năm cho thấy, các loại thực phẩm như bánh rán có chỉ số đường huyết cao, các loại hạt, thịt có ảnh hưởng đến nội tiết tố và thực phẩm có hàm lượng i-ốt cao có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá. Sữa và đường được cho là nguyên nhân làm gia tăng mụn trứng cá.

Axit béo omega-3 thường được tìm thấy trong cá tự nhiên, tảo và các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác, bao gồm các loại đậu, quả hạch và hạt.

Các nhà nghiên cứu cho biết các axit béo này làm giảm viêm bằng cách kích thích cơ thể sản xuất các chất chống viêm prostaglandin E1, E3 và leukotriene B5, đồng thời hạ thấp mức IGF-1 (yếu tố tăng trưởng giống insulin, gây ra mụn trứng cá).

Các chuyên gia khuyên, các bác sĩ lâm sàng nên cung cấp cho bệnh nhân thông tin về các lựa chọn chế độ ăn uống như một phần của phương pháp điều trị mụn trứng cá hiện đại..

Thời gian tới cần có những nghiên cứu sâu hơn để xác định các tác dụng phụ tiềm ẩn khi dùng axit béo omega-3 và liều lượng tối ưu của axit béo omega-3 là bao nhiêu.

Tuy nhiên, việc bổ sung thêm một số thực phẩm omega-3 vào chế độ ăn uống sẽ không có hại gì đối với những người bị mụn trứng cá. Do đó, hiện tại, theo các chuyên gia, có thể cân nhắc việc ăn thực phẩm giàu omega-3 cũng như các chất bổ sung như một biện pháp hỗ trợ hoặc thay thế tự nhiên để điều trị mụn trứng cá.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bệnh viêm gan bí ẩn: Các chuyên gia nhận định có thể liên quan đến SARS-CoV-2.

DS. Vân Hoàng
(Theo healthday.com, 18/5/2022)
Ý kiến của bạn